Tuân thủ pháp luật là gì? Tuân thủ pháp luật có đặc điểm gì?

Tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ cần có của mỗi công dân. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều chưa hiểu rõ tuân thủ pháp luật là gì? Đặc điểm của tuân thủ pháp luật bao gồm những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây nhé!

>>> Học Luật kinh tế và những cơ hội việc làm hiện nay

1. Tuân thủ pháp luật là gì?

Tuân thủ pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật. Theo đó, chủ thể pháp luật kiểm soát và kiềm chế hành vi của mình. Nhằm tránh vi phạm vào các quy định bị cấm theo pháp luật hiện hành. Hành vi của chủ thể được thể hiện ở dạng không hành động, dù cho có cơ hội để thực hiện chúng.

2. Tuân thủ pháp luật có đặc điểm gì?

Tuân thủ pháp luật có tính chất thụ động. Chủ thể pháp luật nhận thức được hành vi của mình, hiểu được quy định của pháp luật và không thực hiện những hành vi mà pháp luật không cho phép.

Tuân thủ pháp luật là quy định được áp dụng cho mọi chủ thể. Tất cả các công dân trong cùng mối quan hệ với cộng đồng, xã hội hay nhà nước đều phải tuân thủ pháp luật như nhau.

>>> Xem thêm: Cách phân biệt sổ đỏ, sổ hồng mới nhất hiện nay. Có bao nhiêu cách giúp người dân dễ dàng nhận biết sổ đỏ, sổ hồng?

Tuân thủ pháp luật được thể hiện theo hình thức là quy phạm cấm đoán. Buộc chủ thể không được thực hiện những hành vi nhất định.

Tuân thủ pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật bắt buộc.

3. Ví dụ về tuân thủ pháp luật

Để hiểu rõ hơn về tuân thủ pháp luật. Chúng tôi sẽ đưa ra một vài ví dụ cụ thể:

– Pháp luật cấm nhân viên môi giới hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Thì tuân thủ pháp luật là việc nhân viên làm việc tại Sở giao dịch hàng hóa không thực hiện các hành động môi giới, mua bán hàng hóa qua phương thức này.

tuân thủ pháp luật

– Pháp luật cấm hút thuốc, uống bia rượu trong trường học. Thì tuân thủ pháp luật là giáo viên và học sinh, sinh viên không hút thuốc, không sử dụng chất kích thích khi đến trường.

>>> Tìm hiểu thêm: Thủ tục hợp nhất Văn phòng công chứng và đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng hợp nhất được thực hiện như thế nào?

– Pháp luật cấm hành vi đua xe, tổ chức đua xe trái pháp. Thì tuân thủ pháp luật là việc người dân tuân thủ an toàn giao thông, không đua xe, không tham gia tổ chức đua xe trái phép.

4. Các hình thức thực hiện pháp luật khác

Tuân thủ pháp luật chỉ là 1 phần của hình thức thực hiện pháp luật. Những hình thức còn lại bao gồm: thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.

4.1 Thi hành pháp luật

Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật mang tính chủ động. Theo đó, chủ thể pháp luật phải thực hiện một hành vi nhất định, tuân theo quy định của pháp luật. Ví dụ như: thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ đóng thuế,…

4.2 Sử dụng pháp luật

Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật có tính trao quyền. Có nghĩa là quy định của pháp luật về những quyền hạn của chủ thể pháp luật. Ví dụ như quyền đi lại, quyền phát ngôn…

Đối với sử dụng pháp luật, chủ thể pháp luật có quyền hành động hoặc không hành động quyền được pháp luật cho phép. Tùy thuộc là sự lựa chọn của chủ thể chứ không bị bắt buộc phải thực hiện.

4.3 Áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật dành cho các cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dựa vào những quy định pháp luật để xử lý những vấn đề cụ thể trong trách nhiệm của mình.

5. Các hình thức pháp luật Việt Nam

Ba hình thức pháp luật tại Việt Nam được phân loại như sau:

5.1 Tập quán pháp luật

Tập quán pháp luật là hình thức pháp luật được nhà nước thừa nhận đối với một số tập quán đã được lưu truyền. Phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị và nâng cấp thành những quy tắc ứng xử chung được nhà nước bảo đảm thực hiện.

Tại Việt Nam, BLDS năm 2015 đã thừa nhận hình thức tập quán. Việc thừa nhận các tập quán này  được căn cứ theo Điều 5: “Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này”.

5.2 Tiền lệ pháp luật

Tiền lệ pháp luật là hình thức đã được nhà nước thừa nhận về việc quyết định của cơ quan hành chính hoặc các cơ quan xét xử. Nhằm giải quyết, xử lý một sự việc cụ thể, sau đó áp dụng đối với các sự việc tương tự.

Tiền lệ pháp luật được sử dụng nhiều trong các nhà nước chủ nô. Và sử dụng rộng rãi trong các nhà nước phong kiến. Hiện nay, tiền lệ pháp vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong pháp luật về tư sản, nhất là ở các nước châu Âu như Anh và Mỹ.

tuân thủ pháp luật

Tiền lệ pháp luật được hình thành xuất phát từ hoạt động của cơ quan hành pháp và tư pháp. Vì vậy, hình thức này dễ tạo ra sự tùy ý, không phù hợp với nguyên tắc pháp chế đòi hỏi sự tôn trọng tuyệt đối vào những quy định tối cao của luật pháp.

5.3 Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong đó quy định về những phương cách xử sự chung, được áp dụng sử dụng nhiều lần trong đời sống xã hội. Văn bản quy phạm pháp luật là một trong những hình thức pháp luật tiến bộ nhất hiện nay.

Mỗi nước khác nhau, với từng điều kiện cụ thể sẽ có những quy định khác nhau về tên gọi và hiệu lực pháp lý của các loại văn bản quy phạm pháp luật. Nhưng vẫn đảm bảo các loại văn bản pháp luật được thực hiện theo một quy trình thống nhất và chứa đựng những quy định cụ thể đó là các quy phạm pháp luật.

6. Giải pháp nâng cao hiệu quả tuân thủ pháp luật

Muốn nâng cao hiệu quả tuân thủ pháp luật phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

– Sự chất lượng của hệ thống pháp luật

– Ý thức kiểm soát hành vi của người dân

– Chế tài răn đe, xử phạt đủ mạnh

– Tính hợp lý, chính quy của quá trình tổ chức.

Ngoài ra, các yếu tố về vật chất và tinh thần cũng ảnh hưởng đến khả năng tuân thủ pháp luật. Như việc những người nghèo, đói khổ, hay trong tình trạng thiên tai, lũ lụt thường khó để nghiêm chỉnh tuân thủ được pháp luật.

Để cải thiện chất lượng tuân thủ pháp luật từ phía người dân. Cần thực hiện một số giải pháp sau:

– Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tạo môi trường để pháp luật đi vào cuộc sống người dân. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu về khoa học pháp lý. Xây dựng chiến lược phát triển pháp luật đi kèm với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.

– Các cơ quan thực thi tuân thủ văn bản quy phạm pháp luật một cách nghiêm túc và triệt để. Nhằm nâng cao tính hiệu quả của văn bản pháp luật.

– Tăng cường nâng cao nhận thức về pháp luật của người dân thông qua việc chú trọng công tác bồi dưỡng, giáo dục pháp luật, phổ biến, hướng dẫn áp dụng pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật.

– Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người dân, thông qua việc tiến hành công tác phổ biến pháp luật cho nhân dân một cách thường xuyên, kịp thời và có tính thuyết phục.

Trên đây là giải đáp về vấn đề Tuân thủ pháp luật là gì? Tuân thủ pháp luật có đặc điểm gì?. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán. Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Việc công chứng di chúc được thực hiện theo quy định như thế nào? Làm thế nào để di chúc được công chứng viên công bố?

>>>  Di chúc miệng là ghi âm có phải là di chúc hợp pháp không? Nếu không hợp pháp thì sẽ chia thừa kế như thế nào?

>>>  Đất nằm trong quy hoạch treo có được khai nhận thừa kế không? Có phải công chứng văn bản thừa kế về quyền sử dụng đất không?

>>>  Thời hạn của hợp đồng ủy quyền là bao lâu? Có bắt buộc phải công chứng hợp đồng ủy quyền trong mọi trường hợp không?

>>> Điều kiện để mua bán nhà đất là gì? Có bắt buộc phải công chứng hợp đồng mua bán nhà không?

 

 

Tham gia bình luận:

Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử