Công chứng là gì? Đặc điểm và ý nghĩa của công chứng.

Đối với một số loại giấy tờ, cần được công chứng để được xác minh, xác thực. Đặc biệt, đối với các loại hợp đồng, cần phải có công chứng. Khi sảy ra tranh chấp các bên, toà án sẽ căn cứ trên hợp đồng công chứng để giải quyết. Vậy công chứng là gì? chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Công chứng là gì?

Công chứng là việc một công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng. Giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, các cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Công chứng là chứng nhận tính xác thực của hợp đồng được giao kết. Các giấy tờ từ bản gốc được xác lập trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ xã hội khác.

Theo khoản 1, điều 2 luật công chứng năm 2014. Việc công chứng phải được tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận. Điều này phải được công chứng viên chứng nhận và cấp dấu.

  • Tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản.
  • Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.

2. Đặc điểm, ý nghĩa của công chứng

2.1 Đặc điểm của công chứng

  • Công chứng là một hoạt động d công chứng viên thực hiện theo quy định của pháp luật.
  • Người yêu cầu công chứng là các cá nhân, tổ chức là người Việt Nam. Các cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu công chứng các loại hợp đồng, giấy tờ, các giao dịch, bản dịch.
  • Nội dung của việc công chứng là để xác định tính hợp pháp của các hợp đồng, của các giao dịch dân sự. Xác nhận tính chính xác, tính hợp pháp. Không trái với đạo đức xã hội của các bản dịch giấy tờ, của các văn bản.
  • Có hai loại công chứng hiện nay đó là các loại hợp đồng giao dịch bắt buộc phải công chứng. Và một loại do các cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

2.2 Ý nghĩa của việc công chứng

Theo quy định của pháp luật, có một số loại hợp đồng, giấy tờ, giao dịch bắt buộc phải công chứng. Trong trường hợp các bên không thực hiện công chứng, hợp đồng sẽ bị vô hiệu hoá. Thông thường các hợp đồng như chuyển nhượng, bán, tặng, thế chấp,… đều cần phải có công chứng. Nếu hai bên sảy ra tranh chấp, toà án sẽ căn cứ theo hợp đồng công chứng để giải quyết. Nếu hợp đồng đó chưa được công chứng sẽ không có giá trị trước toà án. Hợp đồng này sẽ bị vô hiệu hoá và không có giá trị sử dụng.

Việc công chứng giúp các bên hạn chế được những rủi ro từ những hợp đồng, giao dịch dân sự, thương mại không được công chứng. Tránh được những tranh chấp bất lợi sảy ra. Các bên có thể căn cứ vào hợp đồng để thực hiện các quyền và nghĩa vụ bên trong hợp đồng.

3. Các trường hợp bắt buộc phải công chứng

Theo quy định của pháp luật, không có quy định nào bắt buộc mọi loại hợp đồng, giấy tờ giao dịch phải công chứng cả. Tuy nhiên, tuỳ theo từng trường hợp sẽ có những quy định cụ thể về việc công chứng. Các loại hợp đồng sau bắt buộc phải công chứng:

  • Hợp đồng mua bán nhà ở
  • Hợp đồng tặng cho nhà ở, bất động sản
  • Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
  • Hợp đồng mua bán bất động sản đấu giá
  • Hợp đồng đổi nhà ở
  • Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở
  • Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
  • Hợp đồng thế chấp nhà ở.
  • Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất.
  • Hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà ở thương mại.
  • Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất.
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
  • Hợp đồng thế chấp tài sản.
  • Hợp đồng bảo lãnh.
  • Hợp đồng trao đổi tài sản.
  • Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ.
  • Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài.
  • Văn bản thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Quy trình công chứng hợp đồng mua bán

4. Nên đi công chứng ở đâu?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, người có thẩm quyền hiện nay là công chứng viên. Công chứng viên là người đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định của Luật Công chứng và được bổ nhiệm để hành nghề công chứng. Bạn có thể đến các văn phòng công chứng, uỷ ban nhân dân cấp xã trở lên để công chứng. Đây là những cơ quan đã được pháp luật quy định và hoàn toàn có quyền công chứng. Các văn phòng công chứng nằm rải rác ở khắp các quận huyện, xã tại địa phương. Do đó, bạn không cần phải lo ngại về việc phải đi xa mới có thể công chứng được.

Bài viết đã giúp bạn trả lời cây hỏi công chứng là gì? Hiện nay đối với một số giao dịch pháp luật không quy định bắt buộc phải công chứng tuy nhiên việc công chứng sẽ giúp các bên bạn chế được các rủi ro từ những hợp đồng, từ những giao dịch dân sự, thương mại không được công chứng.

Tham gia bình luận:

Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử