Cần chú ý gì khi bắt đầu tạo dựng nhãn hiệu

Việc tạo dựng nhãn hiệu phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng. Đây được xem là nhân tố trọng điểm trong chiến lược tiếp thị của mỗi công ty. Do đó, khi bắt đầu lựa chọn hoặc tạo dựng nhãn hiệu, bạn đọc cần lưu ý.

>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ trọn gói là gì? Người dân có thể tiến hành dịch vụ sang tên sổ đỏ trọn gói ở đâu?

1. Kiểm tra điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu được đề xuất phải thỏa mãn các điều kiện để được đăng ký. Do đó, trước khi lựa chọn hoặc tạo dựng nhãn hiệu cần phải kiểm tra nhãn hiệu đó có đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp lý về đăng ký không.

Điều kiện 1: Là dấu hiệu nhìn thấy được.

Điều kiện 2: Có khả năng phân biệt.

2. Tiến hành tra cứu nhãn hiệu dự kiến lựa chọn

Phải tra cứu nhãn hiệu để đảm bảo rằng nó không giống hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đang được bảo hộ nhằm tránh mất thời gian, công sức, tiền bạc… của công ty.

3. Nhãn hiệu phải dễ đọc, dễ viết, dễ phát âm, dễ nhớ

Nếu nhãn hiệu gồm một hoặc nhiều từ. Thì tốt nhất là phải bảo đảm rằng các từ ngữ đó phải dễ đọc, dễ viết, dễ phát âm. Và dễ nhớ và phù hợp với mục đích quảng cáo trên tất cả phương tiện truyền thông.

>>> Xem thêm: Làm việc theo hợp đồng nào không phải đóng BHXH?

Từ ngữ không nên có ý nghĩa phức tạp, ẩn ý. Không mong muốn nào trong ngôn ngữ của bạn. Hoặc trong ngôn ngữ bất kỳ của thị trường xuất khẩu tiềm năng khác.

4. Kiểm tra tên miền tương ứng đã được đăng ký chưa

Nhãn hiệu không được trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được đăng ký và kể cả tên miền (địa chỉ Internet) tương ứng phải được đăng ký.

Khi lựa chọn một hoặc nhiều từ ngữ làm nhãn hiệu, bạn nên cân nhắc đến ảnh hưởng của việc lựa chọn các loại từ ngữ sau:

  • Các từ ngữ tự tạo hoặc tưởng tượng. Đó là các từ ngữ được sáng tạo ra mà không có nội dung hoặc ý nghĩa thực bất kỳ. Các từ ngữ tự tạo có ưu điểm là dễ được bảo hộ vì chúng được coi là có khả năng phân biệt. Nhưng có nhược điểm là làm cho khách hàng khó nhớ được và cần nhiều nỗ lực lớn hơn trong quảng bá sản phẩm.
  • Nhãn hiệu tuỳ hứng. Đó là những từ ngữ có ý nghĩa không liên quan gì đến sản phẩm mà chúng quảng cáo. Loại nhãn hiệu này có thể dễ dàng được bảo hộ nhưng lại cần được quảng cáo nhiều hơn để tạo ra mối liên hệ giữa nhãn hiệu và sản phẩm trong trí nhớ người tiêu dùng.

>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ nhanh là gì? Có thể thực hiện dịch vụ sang tên sổ đỏ nhanh ở đâu

  • Nhãn hiệu gợi ý. Đó là nhãn hiệu ám chỉ một hoặc một số thuộc tính của sản phẩm. Ưu điểm của nhãn hiệu gợi ý là chúng như một hình thức quảng cáo. Tuy nhiên, có rủi ro nhỏ là một số nước coi nhãn hiệu gợi ý là sự mô tả về sản phẩm và từ chối đăng ký.

Trên đây là thông tin giải đáp về vấn đề: Cần chú ý gì khi bắt đầu tạo dựng nhãn hiệu. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán. Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Di chúc miệng là gì? Trường hợp nào được lập di chúc miệng? Những điều kiện cần có để di chúc miệng có hiệu lực?

>>>  Quy định pháp luật về việc ủy quyền chứng thực chữ ký, văn bản giấy tờ theo yêu cầu

>>> Phòng công chứng là gì? Sự khác nhau giữa Phòng công chứng và Văn phòng công chứng?

>>> Có cần công chứng giấy ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh không? Nếu có, chi phí phải trả là bao nhiêu?

>>> Những điều cần lưu ý khi thực hiện công chứng, chứng thực giao dịch nhà đất? Thẩm quyền chứng thực giao dịch nhà đất thuộc về cơ quan nào?

 

 

Tham gia bình luận:

Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử