Luật có bảo hộ các tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo không?

Trong thời đại công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo ngày một phát triển. Đã có nhiều thắc mắc về việc pháp luật có bảo hộ các tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo hay không? Đây là vấn đề rất được quan tâm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

>>> Xem thêm: Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế khi vắng mặt 01 trong những người thừa kế được quy định như thế nào? Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế như thế nào?

1. Tác phẩm trí tuệ nhân tạo là gì?

Trí tuệ nhân tạo có thể được giải thích một cách đơn giản là một công nghệ mô phỏng khả năng trí tuệ cũng như các hoạt động tư duy của con người. Trong lĩnh vực nghệ thuật, trí tuệ nhân tạo thường sử dụng thuật toán học sâu để mô phỏng cách mà nơron, não bộ và khả năng tư duy sáng tạo hoạt động trong hệ thống máy tính.

1.2 Tác phẩm trí tuệ nhân tạo là gì?

Tác phẩm trí tuệ nhân tạo là sản phẩm của các thuật toán có khả năng tạo ra các tác phẩm hình ảnh, âm thanh hoặc văn học… một cách tự động. Các hệ thống AI này có khả năng phân tích lượng lớn dữ liệu. Nhận biết mẫu và tạo ra tác phẩm nghệ thuật mà có thể không thể định hình được thông qua cách thức sáng tạo của con người truyền thống.

trí tuệ nhân tạo

Từ tranh dựa trên thuật toán đến âm nhạc được tạo ra bởi AI. Tiềm năng sáng tạo của AI là một thế giới đa dạng và hấp dẫn. Những công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo nhận chỉ dẫn của con người dưới dạng từ khóa để dựa vào đó tạo nên tác phẩm theo lượng kiến thức được cung cấp từ trước.

2. Bảo hộ tác phẩm trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam thế nào?

Nhờ sự phát triển của AI, việc sáng tạo nghệ thuật đã được lan rộng. AI cho phép doanh nghiệp, cá nhân tạo ra nghệ thuật dễ dàng hơn.

>>> Xem thêm: Sổ hồng là gì? Những quy định pháp lý liên quan đến sổ hồng mà người dân cần biết trong năm 2023

Hiện nay việc bảo hộ tác phẩm trí tuệ nhân tạo chưa được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Trong đó, có thể kể đến một số vướng mắc thường gặp trong việc thiết lập quy định về bảo hộ tác phẩm trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam như sau:

2.1 Về chủ thể Quyền

Cụ thể, căn cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 6 Điều 4 Luật SHTT 2005, chủ thể của Quyền SHTT:

2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

6. Chủ thể Quyền Sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu Quyền Sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao Quyền Sở hữu trí tuệ.

Như vậy, do trí AI không thể xếp vào “cá nhân”, “tổ chức”. Vì nó là sản phẩm tạo ra bởi con người nên không phải là con người được sinh ra tự nhiên và không có quyền nhân thân, quyền tài sản được quy định theo BLDS 2015.

trí tuệ nhân tạo

Do đó, trí tuệ nhân tạo không thuộc đối tượng được quy định là chủ thể Quyền SHTT, Quyền tác giả.

2.2 Về tính sáng tạo

Quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu người có quyền sáng tạo ra hoặc sở hữu. Do đó, bảo hộ bản quyền thông thường yêu cầu một tác phẩm phải “sáng tạo.”

2.3 Về thời hạn bảo hộ

Do trí tuệ nhân tạo không phải là đối tượng bảo vệ trong SHTT. Nên việc xác định thời hạn bảo hộ sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, nếu xảy ra tác phẩm trí tuệ nhân tạo được công nhận bảo hộ. Thì cần phải có quy định rõ ràng về thời hạn mà không phụ thuộc vào tuổi thọ con người.

2.4 Các đề xuất về bảo hộ tác phẩm trí tuệ nhân tạo

Bởi hiện nay, Luật SHTT tại Việt Nam chưa có quy định về việc bảo hộ tác phẩm được tạo ra từ AI. Nếu ban hành luật, cần lưu ý:

  • Bổ sung thời hạn bảo hộ bản quyền cho các tác phẩm tạo ra bằng AI.
  • Thực hiện hệ thống đăng ký dành riêng cho các tác phẩm tạo ra bằng AI…

>>> Xem thêm: Hợp đồng thuê nhà là gì? Hợp đồng thuê nhà có bắt buộc phải lập thành văn bản đưa ra công chứng không?

Những đề xuất trên có thể tạo ra một khái niệm chính xác, minh bạch hơn về tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo. Qua đó giúp cá nhân và tổ chức có được công cụ hiệu quả hơn trong việc bảo vệ tác phẩm được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo.

Trên đây là thông tin liên quan đến Luật có bảo hộ các tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo không?. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác. Xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Giấy mua bán xe cá nhân có cần phải chứng thực không? Chứng thực chữ ký trên giấy mua bán xe được thực hiện như thế nào?

>>> Phía công ty nhận ủy quyền có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền hay không? Thủ tục công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền bao gồm những giấy tờ gì?

>>> Di chúc bằng miệng có hợp pháp khi người làm chứng là người thân không? Di chúc miệng đã lập ra hợp pháp rồi có thể bị hủy bỏ không

>>> Trường hợp người yêu cầu công chứng muốn công chứng ngoài trụ sở công chứng thì mức phí như thế nào?

>>> Thay đổi chế độ BHXH khi cải cách tiền lương: Những điều quan trọng cần biết

Tham gia bình luận:

Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử