Trong nền kinh tế phát triển như hiện nay, việc am hiểu luật kinh tế sẽ giúp bạn trở thành chuyên gia với cơ hội việc làm hấp dẫn. Hiện nay, ngành luật kinh tế đang là một trong những ngành “hot”. Vậy luật kinh tế là gì? Cơ hội việc làm cho người học luật kinh tế như thế nào. Cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.
>>> Tìm hiểu thêm: Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng được tiến hành như thế nào?
1. Luật kinh tế là gì?
1.1 Luật kinh tế là gì?
Luật kinh tế là một tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế được phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau cũng như giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.
Luật kinh tế điều chỉnh hai nhóm quan hệ chủ yếu. Đó chính là:
- Quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các doanh nghiệp. Được phát sinh thực tế trong quá trình tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
- Quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau. Được phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, luật kinh tế còn điều chỉnh các quan hệ kinh tế nội bộ. Cụ thể là điều chỉnh các quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của một doanh nghiệp, của một chủ thể kinh doanh. Chủ thể của luật kinh tế chính là các chủ thể kinh doanh và các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.
1.2 Ngành luật kinh tế là gì?
Ngành luật kinh tế là một ngành học kết hợp giữa luật học và các kiến thức tổng hợp từ kinh tế học, bao gồm: thương mại, kinh tế.
Ngành luật kinh tế sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao và những kỹ năng chuyên sâu về pháp luật và thực tiễn pháp lý trong kinh doanh, khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với nhau và sự quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp.
2. Ngành luật kinh tế học những gì?
Sinh viên theo học ngành Luật kinh tế sẽ được trang bị khối kiến thức chi tiết đầy đủ về: Luật hành chính dân sự; luật hiến pháp; luật sở hữu trí tuệ; pháp luật và chủ thể kinh doanh; luật tố tụng hình sự; luật thương mại quốc tế; luật đất đai; luật cạnh tranh; luật tài chính; luật môi trường; luật đầu tư; luật kinh doanh quốc tế; luật tài sản,…
Ngành Luật kinh tế sẽ trang bị cho các sinh viên những kiến thức cơ bản về hầu hết các luật của Nhà nước quy định, ban hành, nhưng trong đó sẽ tập trung vào các luật liên quan đến lĩnh vực thương mại và các vấn đề về kinh tế.
>>> Tìm hiểu thêm: Công chứng mua bán xe ô tô cần giấy tờ gì? Phí công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô là bao nhiêu?
Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục tiêu và chương trình đào tạo của mỗi trường Đại học thì ngành Luật kinh tế được chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau ví dụ như: Chuyên ngành Luật thương mại quốc tế, Luật kinh doanh, Luật Tài chính ngân hàng, Luật đầu tư, Luật chứng khoán,..
3. Ngành luật kinh tế học ở trường nào?
Khi đã hiểu được luật kinh tế là gì? Luật kinh tế học những gì? Tiếp theo, chúng tôi sẽ đưa cho bạn một số trường đào tạo ngành luật kinh tế để bạn tham khảo:
Các trường đào tạo luật kinh tế ở miền Bắc
- Trường Đại học Luật Hà Nội
- Trường Đại học Thương mại
- Học viện Ngân hàng
- Trường Đại học Mở Hà Nội
Các trường đào tạo luật kinh tế ở miền Trung
- Trường Đại học Đông Á
- Trường Đại học Luật – Đại học Huế
- Trường Đại học Tài chính – Kế toán
- Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
Các trường đào tạo luật kinh tế ở miền Nam
- Trường Đại học Kinh tế – Luật
- Trường Đại học Mở TP HCM
- Đại Học Ngân Hàng TP.HCM
4. Học luật kinh tế ra làm gì?
Nhu cầu lao động trong ngành này là rất cao nhờ vào các hoạt động kinh tế và thương mại hiện nay đang ở giai đoạn phát triển khá mạnh, vì vậy luật kinh tế là điều cần thiết để các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề trong hoạt động kinh doanh của mình.
Sau khi hoàn thành chương trình học ngành luật kinh tế, bạn có thể xin việc và đảm đương một số vị trí như sau :
- Luật sư chuyên ngành luật kinh tế với hai công việc chính cụ thể: biện hộ và cố vấn, tư vấn cho các tổ chức kinh tế – xã hội hay tại các doanh nghiệp. Điều kiện là bạn cần phải có chứng chỉ luật sư.
- Chuyên gia, chuyên viên tư vấn những vấn đề pháp lý tại các cơ quan nhà nước hay cũng có thể là các doanh nghiệp; các tổ chức kinh tế, xã hội
- Chuyên viên/nhân viên thực hiện những dịch vụ pháp lý của luật sư.
- Chuyên viên/nhân viên lập pháp, hành pháp và tư pháp trong các cơ quan nhà nước các cấp
>>> Tìm hiểu thêm: Cách phân biệt sổ đỏ, sổ hồng bằng mắt thường mới nhất 2023. Những quy định mới của pháp luật về vấn đề này.
Ngoài ra, bạn cũng có thể trở thành giảng viên, nghiên cứu và giảng dạy về bộ môn luật kinh tế tại các trường đại học có dạy bộ môn này và trong viện nghiên cứu hay các cơ sở giáo dục,….
5. Giải đáp một số câu khác liên quan đến học luật kinh tế
Bên cạnh những thắc mắc về luật kinh tế là gì? Một số bạn cũng có một số câu hỏi liên quan đến luật kinh tế. Dưới đây chúng tôi xin trả lời một số câu hỏi như sau để bạn nắm rõ nhé!
5.1 Con gái có nên học luật kinh tế?
Ngành Luật Kinh tế là một lựa chọn phù hợp với tất cả các bạn học sinh có yêu thích và đam mê tìm hiểu về pháp luật kinh tế và cũng có những mong muốn được làm việc trong lĩnh vực đang phát triển này.
Nếu bạn còn băn khoăn về câu hỏi con gái có nên học Luật kinh tế không thì hãy bạn hãy yên tâm bởi vì đây là một trong những ngành học tương đối khá phù hợp với các bạn nữ nếu bạn có tính tỉ mỉ, kiên nhẫn trong học tập cũng như làm việc.
Bởi vì ngành Luật ngoài đòi hỏi tư duy logic thì cũng là một trong những ngành học đòi hỏi cần có sự tỉ mỉ, kiên nhẫn.
Bên cạnh đó, ngành luật kinh tế cũng sẽ giúp bạn nâng cao khả năng giao tiếp và khả năng nắm bắt tâm lý một cách tinh tế giúp bạn giải quyết công việc nhanh chóng hơn khi gặp rắc rối phát sinh trong công việc.
5.2 Học luật kinh tế có khó không?
Nhiều bạn thí sinh khi tìm hiểu về ngành luật kinh tế, lo lắng rằng liệu học luật kinh tế có khó không?
Tuy nhiên, để trả lời chính xác được câu hỏi học Luật kinh tế có khó không thì phụ thuộc chủ yếu vào năng lực của chính bản thân người học. Nếu thực sự yêu thích, đam mê, quyết tâm theo đuổi, chúng tôi tin rằng luật kinh tế sẽ không phải là ngành học khó đối với bạn.
Nhiều bạn học sinh cho rằng học ngành luật bắt buộc phải thuộc lòng được tất cả các điều khoản trong các bộ luật khác nhau, khiến các bạn rất áp lực và sợ hãi. Nhưng thực tế điều mà bạn cần làm ở đây chính là việc nắm vững các kiến thức cơ bản, hiểu được bản chất và có kỹ năng để vận dụng thật tốt, linh hoạt vào trong công việc của mình thực tế sau này.
Một khi bạn đã có đam mê và quyết tâm thì những thử thách của trường luật sẽ không ngăn cản bạn. Khi vượt qua được những khó khăn này, bạn sẽ cảm thấy tự hào về chính bản thân mình.
Trên đây là thông tin về vấn đề Luật kinh tế và những cơ hội việc làm hiện nay. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán. Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
>>> Điều kiện chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại? Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại như thế nào?
>>> Di chúc không công chứng có được coi là hợp pháp không? Thủ tục công chứng di chúc bao gồm những giấy tờ gì?
>>> Pháp luật có công nhận di chúc miệng hay không? Cha mẹ trước khi chết hứa cho con cái tài sản có được xem là di chúc hợp pháp không?
>>> Chồng ủy quyền cho vợ thực hiện các vấn đề về bất động sản thì cần thực hiện những thủ tục gì? Có cần công chứng giấy ủy quyền không?
>>> Thay đổi chế độ BHXH khi cải cách tiền lương: Những điều quan trọng cần biết