Khái niệm và quy định pháp luật về môi giới

Môi giới là một khía cạnh quan trọng của hoạt động kinh doanh và giao dịch. Môi giới đóng góp vào việc thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp. Tuy nhiên, để bảo vệ các bên liên quan và duy trì tính minh bạch trong giao dịch, pháp luật đã thiết lập một số quy định quan trọng về hoạt động môi giới. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

>>> Tìm hiểu thêm: Văn phòng công chứng tại Hà Nội hỗ trợ dịch vụ công chứng ngoài trụ sở không thêm chi phí phát sinh

1. Khái niệm môi giới theo pháp luật

Theo Luật Thương mại số 36/2005/QH11, hoạt động môi giới được hiểu là hoạt động kinh doanh. Trong đó, bên môi giới đóng vai trò trung gian hỗ trợ việc giao dịch mua bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Đây được gọi là bên được môi giới. Trong quá trình này, người môi giới sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán và ký kết các hợp đồng liên quan tới việc giao dịch sản phẩm hoặc dịch vụ. Đồng thời, bên môi giới còn nhận được sự công lao thông qua việc nhận thù lao từ các hợp đồng đã ký.

Môi giới là gì?

Một khía cạnh quan trọng của hoạt động môi giới là tạo ra sự kết nối giữa các bên liên quan. Đây thường là nhiệm vụ của người môi giới để giới thiệu sản phẩm tới khách hàng. Ngoài ra, người môi giới còn có nhiệm vụ chào hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tiếp xúc và thương lượng. Mặc dù người môi giới có thể hỗ trợ trong việc ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, không thể thay một trong hai bên để thực hiện việc này trực tiếp.

“Hoa hồng” là khoản phí mà bên cung cấp và người môi giới đã thống nhất trước đó, thông qua việc xác định tỷ lệ phần trăm, để áp dụng cho mỗi giao dịch. Nó được gọi là phí hoa hồng của môi giới.

>>> Tìm hiểu thêm: Trường hợp nào cần chứng thực chữ ký? Thực hiện chứng thực chữ ký ở đâu?

2. Các loại nghề hoạt động môi giới hiện nay

2.1 Môi giới tài sản

2.1.1 Khái niệm

Hoạt động môi giới có nhiều lĩnh vực khác nhau và được pháp luật quy định rõ ràng. Trong số đó, môi giới tài sản là một hoạt động trung gian quan trọng giữa các bên trong quá trình mua bán tài sản, bao gồm bất động sản, đất đai, phòng trọ và nhiều hơn nữa. Trong các lĩnh vực này, môi giới bất động sản là một ngành phổ biến và được ưa chuộng nhất.

Người môi giới bất động sản không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch chuyển nhượng và mua bán nhà cửa hay miếng đất. Họ còn mang lại sự tiện ích cho người bán khi tiếp cận và tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Đồng thời, người môi giới còn có trách nhiệm giải quyết các thắc mắc và tư vấn khách hàng về việc lựa chọn căn nhà phù hợp với nhu cầu sống và khả năng tài chính của họ. Ngoài ra, người môi giới đem lại lợi ích tối đa cho người bán bằng cách tiêu thụ tài sản với giá tốt nhất.

2.1.2 Cách thức hoạt động

Để thu hút sự chú ý và tìm kiếm khách hàng, người môi giới bất động sản thường sử dụng các kênh trực tuyến như Facebook, Instagram hay các diễn đàn mua bán trên mạng xã hội. Các bài đăng thông tin chi tiết về địa chỉ, giá bán và liên hệ. Qua việc liên hệ hoặc gửi tin nhắn, khách hàng quan tâm có thể được tư vấn trước khi mua.

Thường thì, người môi giới bất động sản xuất hiện nhiều trong các dự án chung cư mới hoặc biệt thự mới. Qua việc đi kèm và hướng dẫn khách hàng trong quá trình tham quan và đánh giá tài sản, người môi giới đảm bảo rằng khách hàng có cái nhìn toàn diện và chính xác về dự án.

Các loại nghề môi giới hiện nay

2.2 Môi giới dịch vụ

Hoạt động môi giới dịch vụ có tính đa dạng và được chia thành nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnh vực mang lại những lợi ích cụ thể cho khách hàng khi họ mua và sử dụng các dịch vụ. Những lĩnh vực này bao gồm:

>>> Tìm hiểu thêm: Mẫu hợp đồng thuê nhà hình thành trong tương lai chuẩn, mới nhất và những khoản cần lưu ý để tránh rủi ro

2.2.1 Môi giới bảo hiểm

Môi giới bảo hiểm là hoạt động trung gian giữa công ty bảo hiểm và người mua bảo hiểm. Nhiệm vụ của người môi giới bảo hiểm là tìm kiếm khách hàng. Họ là người tổ chức cuộc gặp gỡ, trao đổi thông tin về các sản phẩm bảo hiểm để thuyết phục khách hàng mua.

Họ cũng phải giải thích, thuyết phục khách hàng về các điều khoản, điều kiện và chi phí chi tiết trước khi hợp đồng bảo hiểm được ký kết. Điều này giúp tránh tình huống không rõ ràng các điều khoản gây ra tranh chấp sau này.

Người môi giới bảo hiểm thường nhận hoa hồng từ sự thành công của các hợp đồng được ký kết.

2.2.2 Môi giới chứng khoán

Môi giới chứng khoán là người trung gian giữa nhà đầu tư và thị trường chứng khoán. Họ đóng vai trò như chuyên gia giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định chính xác; Giảm thiểu rủi ro khi đầu tư chứng khoán như: cổ phiếu, trái phiếu và quỹ đầu tư, v.v.

Họ cũng phân tích thị trường chứng khoán, cung cấp dự báo cụ thể về biến động thị trường.

2.2.3 Môi giới việc làm

Môi giới việc làm là người tư vấn, hỗ trợ trong việc kết nối người lao động và doanh nghiệp thông qua vai trò của mình. Họ giúp tìm kiếm công việc phù hợp và thúc đẩy quá trình ký kết hợp đồng giữa người lao động và doanh nghiệp.

Tương tự như môi giới bất động sản, họ thường rao tin thông tin trên các nhóm Facebook và các diễn đàn trực tuyến để thu hút sự chú ý và tìm kiếm người cần tìm việc làm.

2.2.4 Môi giới hải quan

Môi giới hải quan tham gia vào việc xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới. Họ thực hiện các thủ tục hải quan, quản lý tài liệu liên quan và lưu trữ cho hoạt động xuất nhập khẩu. Mục tiêu của họ là đảm bảo rằng việc chuyển hàng diễn ra một cách suôn sẻ và tuân thủ pháp luật.

Môi giới hải quan đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế và giảm thiểu thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp và các bên liên quan.

Các loại nghề môi giới hiện nay

3. Quy định pháp luật về các hoạt động môi giới

Cần phải đảm bảo các quy định sau để quá trình giao dịch được hợp pháp:

>>> Tìm hiểu thêm: Ai được quyền yêu cầu công chứng văn bản phân chia di sản thừa kế? Phí công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là bao nhiêu?

3.1. Với môi giới bảo hiểm

Theo Điều 133 của Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm số 08/2022/QH15, điều kiện xin phép thành lập và hoạt động:

– Tổ chức và cá nhân có thẩm quyền thành lập và quản lí doanh nghiệp ở Việt Nam theo Luật Doanh Nghiệp.

– Tổ chức phải có trụ sở, đang hoạt động hợp pháp và đáp ứng đủ điều kiện năng lực pháp lý theo quy định của Chính phủ.

Điều kiện về vốn gồm:

– Vốn điều lệ phải góp bởi Đồng Việt Nam, không thấp quá tỷ lệ tối thiểu theo quy định.

– Cổ đông và thành viên không được dùng vốn huy động. Hoặc nguồn vốn hợp pháp khác của tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài tham gia góp vốn.

Điều kiện về tổ chức:

– Có Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng cổ đông, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Người đại diện theo pháp luật phải đáp ứng đủ điều kiện trình độ, năng lực chuyên môn.

– Có điều lệ tổ chức hoạt động theo quy định của Luật; Có bản sao của giấy phép đúng với quy định của Luật Doanh Nghiệp.

Tổ chức nước ngoài khi tham dự vào hoạt động thành lập, mua cổ phiếu hoặc góp vốn vào doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng những điều kiện sau:

– Là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài đang trực tiếp hoạt động. Hoặc có công ty con tham gia hoạt động môi giới bảo hiểm ít nhất 05 năm liên tiếp gần nhất cho đến ngày làm đơn xin cấp phép thành lập và hoạt động.

– Được cơ quan chức năng có thẩm quyền của nước ngoài chấp thuận thành lập doanh nghiệp; Cam kết không xâm phạm đến những quy định của pháp luật.

Các quy định pháp luật về hoạt động môi giới

3.2. Với môi giới bất động sản

Theo Điều 62 của Luật Kinh Doanh Bất Động Sản số 66/2014/QH13:

– Tổ chức và cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp. Và phải thuê tối thiểu 02 cá nhân có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.

>>> Tìm hiểu thêm: Thủ tục công chứng di chúc trong trường hợp người lập di chúc là hai vợ chồng thì cần có giấy tờ gì?

– Cá nhân đăng ký kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải có giấy phép kinh doanh. Cá nhân cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Môi giới đóng vai trò quan trọng trong việc mua bán của doanh nghiệp. Hi vọng sau bài viết, bạn đã hiểu môi giới là gì? Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán. Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Các bước thực hiện công chứng hợp đồng mua bán nhà đất và những điều cần lưu ý trong quá trình tiến hành

>>> Đất tái định cư có được cấp sổ đỏ như đất ở khác không? Thủ tục xin cấp sổ đỏ như thế nào?

>>> Hiệu lực của di chúc miệng theo quy định pháp luật? Để lại di chúc như thế nào là hợp pháp?

>>> Thủ tục công chứng văn bản thừa kế theo pháp luật trong trường hợp không có di chúc

>>> Hóa đơn điện tử in ra giấy có hợp lệ không?

 

 

Tham gia bình luận:

Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử