Công chứng giấy tờ ở đâu?

Công chứng là hoạt động giao dịch dân sự phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Bạn đang có nhu cầu công chứng các giấy tờ như: chứng minh nhân dân; sổ hộ khẩu; hồ sơ xin việc;… mà vẫn đang loay hoay không biết công chứng ở đâu? Công chứng như thế nào. Vậy thì thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc đó cho bạn.

1.Tìm hiểu về công chứng giấy tờ

1.1 Khái niệm

Là việc các cơ quan chức năng có thẩm quyền chứng minh tính xác thực, tính hợp pháp của các loại giấy tờ. Mà theo quy định của pháp luật, những loại giấy tờ đó phải bắt buộc công chứng hoặc tập thể, cá nhân có nhu cầu công chứng.

Vậy công chứng để làm gì? Công chứng để chứng nhận các văn bản đó có tính pháp lý, bắt buộc các bên liên quan trong giấy tờ phải thực hiện đúng theo những quy định; điều khoản đã được nêu trong đó.

Trong một số trường hợp, nếu giấy tờ không được công chứng thì giấy tờ đó không có giá trị pháp lý.

Công chứng giấy tờ là hoạt động cần thiết và không thể thiếu trong cuộc sống của người dân
Việc công chứng là hoạt động cần thiết và không thể thiếu trong cuộc sống của người dân

1.2 Giá trị pháp lý

Giấy tờ khi được công chứng có hiệu lực kể từ khi được công chứng viên ký và đóng dấu. Tuy nhiên, điều kiện để được công chứng là những giấy tờ này phải hợp pháp; không trái đạo đức của xã hội; đúng quy định của pháp luật.

Văn bản công chứng mang tính bắt buộc đối với các bên liên quan thi hành; thực hiện các hoạt động như đã quy định trong văn bản.

Các giấy tờ công chứng là có giá trị chứng cứ thể hiện trong những điều khoản; tình tiết; giao dịch được ghi trong văn bản.

Đối với những loại văn bản nước ngoài được dịch, sau khi công chứng thì nó có giá trị sử dụng như các loại giấy tờ khác.

1.3 Vì sao phải công chứng?

Các hợp đồng giao dịch khi đã được công chứng thì giá trị thực hiện hợp đồng đó sẽ được đảm bảo; phòng ngừa việc tranh chấp. Trường hợp nếu có xảy ra tranh chấp thì hợp đồng đó sẽ là chứng cứ pháp lý trước pháp luật.

Việc công chứng vừa có ý nghĩa về mặt pháp lý mà trên phương diện kinh tế; còn giúp các bên hạn chế được những rủi ro nếu không được công chứng từ những hợp đồng, giao dịch dân sự, thương mại…

Công chứng có tác dụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người
Công chứng có tác dụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người

1.4 Đặc điểm

  • Công chứng viên là người trực tiếp thực hiện các hoạt động công chứng.
  •  Tất cả các hợp đồng, giao dịch, bản dịch đều sẽ được công chứng. Nếu có yêu cầu thực hiện việc công chứng từ bất kỳ cá nhân hay bất kỳ tổ chức Việt Nam; tổ chức nước ngoài nào yêu cầu.
  •   Tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng hoặc giao dịch dân sự sẽ được xác định rõ ràng trong nội dung công chứng. Tính chính xác, hợp pháp của hợp đồng; giao dịch và các bản dịch, văn bản không trái với đạo đức xã hội.
  •   Có hai loại hợp đồng giao dịch thực hiện việc công chứng: loại hợp đồng giao dịch buộc phải công chứng theo yêu cầu của pháp luật. Loại hợp đồng giao dịch tự nguyện yêu cầu công chứng do cá nhân hay tổ chức.
  • Các bên có liên quan trong hợp đồng hay giao dịch sẽ thi hành theo văn bản công chứng. Khi văn bản này có hiệu lực trừ trường hợp có sự thỏa thuận khác giữa các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

2. Công chứng ở đâu?

Thông thường, khi muốn công chứng bất kỳ một loại giấy tờ nào đó thì chúng ta có thể đến các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, đứng trước nhu cầu công chứng đông đảo của người dân; các văn phòng của cơ quan bị quá tải. Chính vì vậy, nhiều văn phòng công chứng được thành lập dựa theo quyết định của nhà nước. Điều này đã làm giảm bớt gánh nặng cho các khối cơ quan chuyên trách. Giúp xử lý và giải quyết nhu cầu của người dân một cách nhanh chóng.

Tùy từng nhu cầu mà người dân có thể đến các địa điểm khác nhau để công chứng như:

2.1 Công chứng các loại giấy tờ liên quan đến nhà đất

Để hợp pháp hóa những giấy tờ có liên quan đến đất đai thì người dân có thể đến văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng.

  • Văn phòng công chứng: Là tổ chức hành nghề công chứng tư nhân được Pháp luật cho phép hành nghề công chứng tuân thủ theo các quy định của Nhà nước và Pháp luật
  • Phòng công chứng: Là cơ quan của nhà nước, thực hiện việc công chứng, chứng thực giấy tờ theo yêu cầu của người dân.

Bên cạnh việc giải quyết những thủ tục liên quan đến công chứng nhà đất; cả hai địa điểm trên còn cung cấp nhiều dịch vụ công chứng khác. Mỗi loại đều có một đặc điểm riêng và ưu, nhược điểm nhất định.

DịcCó thể công chứng các loại giấy tờ liên quan đến đất đai tại phòng/ văn phòng công chứng vụ công chứng quận Cầu Giấy
Có thể công chứng các loại giấy tờ liên quan đến đất đai tại phòng/ văn phòng công chứng

2.2 Công chứng giấy xin việc

Trước đây, có rất nhiều cơ quan nhà nước thực hiện việc công chứng như: UBND cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, cấp phường, cấp quận,… Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều văn phòng công chứng trên khắp các tỉnh thành trên cả nước có dấu xác nhận hợp pháp.

2.3 Công chứng các loại giấy tờ nước ngoài

Khi đó người có nhu cầu công chứng, chứng thực các loại giấy tờ có thể đến Phòng Tư pháp huyện; quận; thị xã; thành phố thuộc tỉnh để được công chứng hoặc chứng thực. Ngoài ra, bạn còn có thể đến các cơ quan đại diện ngoại giao; cơ quan đại diện lãnh sự; Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

2.4 Công chứng hợp đồng

Các loại hợp đồng giao dịch có thể được công chứng tại phòng/văn phòng công chứng hoặc UBND xã, phường, thị trấn,…

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thật nhiều thông tin bổ ích về công chứng giấy tờ. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, bạn đã biết được địa điểm mình phải đi công chứng ở đâu. Một địa chỉ uy tín mà chúng tôi xin được bật mí cho bạn đó là văn phòng công chứng Nguyễn Huệ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ hotline 0966227979 để được tư vấn miễn phí nhé.

Tham gia bình luận:

Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử