Nhiều người lao động, sau khi ốm dậy sức khỏe vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Do đó, họ chưa thể đi làm ngay mà vẫn phải nghỉ dưỡng sức. Vậy pháp luật nước ta có quy định về vấn đề này không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
>>> Tìm hiểu thêm: Thời hạn văn bản công chứng, chứng thực có giá trị là bao lâu? Khi hết giá trị phải làm lại không?
1. Điều kiện nghỉ dưỡng sức sau ốm đau
Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019 và khoản 1 Điều 7 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Điều kiện nghỉ dưỡng sức sau ốm đau của người lao động bao gồm:
(1) Người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc mà nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên/năm (tính cả người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành).
(2) Người lao động trở lại làm việc mà trong 30 ngày đầu trở lại làm việc. Tuy nhiên, sức khỏe vẫn chưa phục hồi.
Lưu ý:
– Mốc thời gian 30 ngày kể trên được tính theo ngày bình thường. Không phải ngày làm việc.
– Nếu người lao động không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe (theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).
2. Thời gian nghỉ dưỡng sức sau ốm đau
Thời gian nghỉ dưỡng sức sau ốm đau là từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm. Cụ thể, khoản 2 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội quy định:
– Người lao động sức khoẻ chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày. Được nghỉ tối đa 10 ngày/năm.
– Người lao động sức khoẻ chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật. Được nghỉ tối đa 07 ngày/năm.
– Các trường hợp khác được nghỉ 05 ngày/năm.
Số ngày nghỉ dưỡng sức sau ốm đau cụ thể do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định. Trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:
>>> Tìm hiểu thêm: Văn phòng công chứng tại Hà Nội cung cấp dịch vụ kể cả thứ bảy, chủ nhật và ngoài giờ hành chính
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
Người lao động đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức sau ốm đau trong năm nào thì thời gian nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính cho năm đó.
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức sau ốm đau
Theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Mức hưởng chế độ dưỡng sức sau ốm đau được quy định như sau:
Tiền chế độ dưỡng sức sau ốm đau = 30% x Mức lương cơ sở x Số ngày nghỉ
>>> Tìm hiểu thêm: Làm thủ tục sổ đỏ thừa kế khi cha mẹ chết không có di chúc như thế nào?
Trong đó:
Số ngày nghỉ được xác định như sau:
– Người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày: Được nghỉ tối đa 10 ngày/năm.
– Người lao động nghỉ ốm do phải phẫu thuật: Được nghỉ tối đa 07 ngày/năm.
– Các trường hợp khác: Được nghỉ 05 ngày/năm.
Mức lương cơ sở hiện hành = 1,8 triệu đồng/tháng.
Theo đó, người lao động nghỉ dưỡng sức sau ốm đau có thể được trợ cấp từ 2,7 đến 5,4 triệu đồng.
4. Thủ tục hưởng chế độ dưỡng sức sau ốm đau
Căn cứ Điều 103 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019. Thủ tục này do người sử dụng lao động chủ động thực hiện.
* Hồ sơ bao gồm: Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo Mẫu 01B-HSB do người sử dụng lao động tự lập (theo hướng dẫn tại Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019).
* Thủ tục nhận tiền dưỡng sức sau ốm đau:
Bước 1: Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Thời hạn: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau.
Bước 2: Cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết hồ sơ và chi trả tiền dưỡng sức sau ốm đau.
Thời hạn giải quyết: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ
Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán. Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
>>> Làm sổ đỏ hết bao nhiêu tiền? Chi phí làm sổ đỏ mới nhất 2023 mà bạn cần biết
>>> Các bước thực hiện kiểm tra sổ đỏ thật giả tại văn phòng đăng ký đất đai 2023
>>> Hợp đồng mua bán nhà đất có bắt buộc phải công chứng? Chi phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất theo quy định mới là bao nhiêu?
>>> Trong trường hợp công chứng di chúc tạ tại tổ chức hành nghề công chứng thì chi phí công chứng di chúc là bao nhiêu?
>>> Nghỉ thai sản có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?