Chở hàng cồng kềnh bị phạt bao nhiêu?

Không khó để bắt gặp những chiếc xe máy chở hàng cồng kềnh trên đường. Thậm chí những hình ảnh này đã lên báo nước ngoài. Hành vi chở hàng cồng kềnh sẽ bị phạt bao nhiêu?

Thế nào là chở hàng cồng kềnh?

Theo khoản 4 Điều 19 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá:

– Bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét. Vượt quá phía sau giá đèo hàng 0,5 mét;

– Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.

Theo đó, giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất trên xe mô tô, xe gắn máy chính là cái tay nắm đuôi xe, được tính từ mép tay nắm 2 bên hông.

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng được tiến hành như thế nào?

Như vậy, nếu người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vượt quá một trong các giới hạn trên thì bị coi là chở hàng cồng kềnh.

Mức phạt lỗi chở hàng cồng kềnh

Theo điểm k khoản 4 Điều 6 Nghị định 46 năm 2016. Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định sẽ bị phạt tiền từ 300 – 400 nghìn đồng.

>>> Xem thêm: Văn bản phân chia di sản thừa kế là gì? Công chứng văn bản phân chia di sản thừa kế ở đâu?

Ngoài việc bị xử phạt tiền, người điều khiển xe chở hàng hóa cồng kềnh gây tại nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.

Mặc dù đã có biện pháp xử phạt hành chính đầy đủ song việc chở hàng hóa cồng kềnh hiện nay vẫn diễn ra phổ biến và là một trong những nguy cơ gây tai nạn giao thông. Do đó việc xử phạt, quản lý các xe chở hàng cồng kềnh cần được thắt chặt hơn nữa.

Trên đây là các thông tin giải đáp về vấn đề: Chở hàng cồng kềnh bị phạt bao nhiêu?. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán. Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Cộng tác viên nhập liệu là gì? Những điều cần biết về cộng tác viên nhập liệu

>>> Văn phòng công chứng thực hiện thu phí công chứng hợp đồng dựa trên những căn cứ nào? Hiện nay phí công chứng hợp đồng vay tiền là bao nhiêu?

>>> Cho thuê lại nhà ở đang thuê thì có bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng cho thuê nhà không?

>>> Thủ tục công chứng mua bán xe ô tô sẽ được thực hiện như thế nào, cần những giấy tờ gì? Chi phí thực hiện thủ tục công chứng mua bán xe ô tô là bao nhiêu tiền?

>>> Hướng dẫn kiểm tra sổ giả chi tiết nhất. Mức xử phạt nào dành cho hành vi làm giả sổ đỏ theo quy định của pháp luật hiện hành?

 

Tham gia bình luận:

Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử