Mượn xe người khác đi cầm, phạm tội gì?

Cho bạn bè, người thân mượn xe để đi lại là việc rất bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Vậy nếu bạn mượn xe mang đi cầm cố lấy tiền không trả nữa thì phải làm sao? Hành vi mượn xe người khác đi cầm bị xử lý thế nào?

Mượn xe người khác mang đi cầm, phạm tội gì?

Điều 195 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo uỷ quyền của chủ sở hữu. Hoặc theo quy định của luật. Theo quy định trên, hành vi mượn xe người khác mang đi cầm khi chưa được sự đồng ý của người đó là trái pháp luật. Đồng thời, hành vi này còn được xếp vào một trong những hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Việc chiếm đoạt tài sản của người khác là xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản được pháp luật bảo vệ và sẽ bị xử lý thích đáng.
>>> Xem thêm: Cách phân biệt sổ đỏ, sổ hồng mới nhất hiện nay.
Có bao nhiêu cách giúp người dân dễ dàng nhận biết sổ đỏ, sổ hồng? Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà thực hiện hành vi này có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Xử lý hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Căn cứ Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015. Sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017. Việc mượn xe người khác mang đi cầm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khi:
– Chiếc xe có trị giá từ 04 triệu đồng trở lên;
– Chiếc xe có trị giá dưới 04 triệu đồng. Nhưng người thực hiện đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản. Hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội: cướp tài sản. Cưỡng đoạt tài sản, cồn nhiên chiếm đoạt tài sản,…
>>> Xem thêm: Di chúc miệng là gì? Những câu hỏi thường gặp về di chúc miệng Mức phạt với tội là này là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Trường hợp chiếc xe bị mang đi cầm cố trị giá từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng thì bị phạt tù từ 05 – 12 năm.
Nặng nhất, người phạm tội còn có thể bị phạt tù từ 12 – 20 năm khi tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên.Như vậy, mượn xe người khác mang đi cầm có thể bị phạt tù dến 20 năm, phạt tiền đến 100 triệu đồng.

Mang xe người khác đi cầm bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?

Trong đó, nếu thực hiện hành vi chiếm đoại tài sản lần đầu. Và chiếc xe bị mang đi cầm có trị giá dưới 04 triệu thì người thực hiện chỉ bị phạt hành chính. Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác… Như vậy, áp dụng mức phạt tại điểm c khoản 1 Điều 15. Mượn xe người khác mang đi cầm có thể bị phạt tiền đến 02 triệu đồng.

Nếu có vướng mắc về: Mượn xe người khác đi cầm, phạm tội gì? Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. 
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán. Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
>>> Dịch vụ dịch thuật đa ngôn ngữ đảm bảo hiệu quả uy tín tại Hà Nội
>>> Hướng dẫn kiểm tra sổ đỏ giả. Cách đọc thông tin trên sổ đỏ dễ hiểu
>>> Công chứng văn bản phân chia di sản thừa kế cần lưu ý những hồ sơ nào?
>>> Phí công chứng nhà đất bên nào chịu? Cách tính chi phí thế nào?

Tham gia bình luận:

Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử