Phí công chứng hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền có khác nhau không?

Hợp đồng uỷ quyền và giấy uỷ quyền mọi người thường nghĩ là giống nhau. Tuy nhiên đây lại là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Giá trị pháp lý của hai văn bản này có gì khác nhau? Phí công chứng của hợp đồng uỷ quyền và giấy uỷ quyền có khác nhau không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Hợp đồng uỷ quyền và giấy uỷ quyền là gì?

Giấy uỷ quyền là một hình thức đại diện uỷ quyền cho chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện. Trong đó người uỷ quyền được chỉ định người  uỷ quyền đại diện cho mình thực hiện công việc tại giấy uỷ quyền. Người được uỷ quyền sẽ chỉ thực hiện công việc ở trong giấy uỷ quyền. Giấy uỷ quyền chỉ được thừa nhận trong thực tế, không có bất kỳ văn bản pháp luật nào quy định điều này.

Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên. Theo đó, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Trên cơ sở phạm vi uỷ quyền, người được uỷ quyền đại diện cho người uỷ quyền thực hiện hành vi pháp lý. Đại diện pháp lý có mối quan hệ uỷ quyền có mối quan hệ cùng tồn tại. Người được uỷ quyền thực hiện hành vi pháp lý liên quan đến lợi ích, quyền lợi của các bên. Đối tượng uỷ quyền là những hành vi pháp lý, những hành vi này không bị pháp luật cấm. Hành vi đó được thực hiện thông qua việc xác lập, thực hiện các giao dịch,… Mục đích của những điều này là đạt được những hành vi pháp lý nhất định.

"<yoastmark

2. Đặc điểm của hợp đồng uỷ quyền và giấy uỷ quyền

2.1 Đặc điểm của hợp đồng uỷ quyền

Hợp đồng uỷ quyền là một loại hợp đồng, thống nhất ý chí giữa các bên. Bên uỷ quyền có quyền được yêu cầu bên được uỷ quyền thực hiện đúng phạm vi uỷ quyền và có nghĩa vụ cung cấp thông tin, các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện công việc của bên uỷ quyền. Bên được uỷ quyền phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ được uỷ quyền trong quan hệ với người thứ ba. Nếu bên thực hiện việc uỷ quyền nhận thù lao thì hợp đồng uỷ quyền là hợp đồng có đền bù. Nếu bên thực hiện việc uỷ quyền không nhận thù lao thì hợp đồng sẽ không có đền bù.

Chủ thể tham gia được lập và ký bởi người ủy quyền và người được ủy quyền. Bên được uỷ quyền lại cho người thứ ba. Nếu được bên ủy quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

Giá trị thực hiện:

  • Đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền.
  • Việc lập hợp đồng uỷ quyền đòi hỏi bên uỷ quyền phải đồng ý. Có giá trị thực hiện bắt buộc các công việc đã nêu trong hợp đồng. Tuỳ theo thoả thuận, bên uỷ quyền có thể được nhận thù lao.

Thời hạn uỷ quyền của các bên do thoả thuận hoặc do pháp luật quy định. Nếu không có thoả thuận thì thời hạn pháp luật quy định là 1 năm. Hợp đồng uỷ quyền có quy định rất rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên uỷ quyền. Nếu không thực hiện theo đúng trong hợp đồng sẽ phải bồi thường.

"<yoastmark

2.2 Đặc điểm của giấy uỷ quyền

Giấy uỷ quyền là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền và áp dụng nhiều trong trường hợp cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc thông qua giấy ủy quyền. Giấy uỷ quyền được lập và ký bởi người uỷ quyền. Người được uỷ quyền ở đây sẽ không được uỷ quyền lại trừ khi pháp luật quy định.

Giá trị thực hiện:

  • Khi ủy quyền, không cần có sự tham gia của bên nhận ủy quyền
  • Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy.

Trong trường hợp bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại.

3. Phí công chứng hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền 

Mức thu phí được áp dụng theo giá trị tài sản hoặc hợp đồng được áp dụng theo quy định của nhà nước. Phí công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng. Bên cạnh chi phí công chứng thì còn phải trả thù lao công chứng. Chi phí công chứng hợp đồng uỷ quyền và giấy uỷ quyền là như nhau.

Theo điều 67 luật công chứng 2014, quy định cụ thể về thù lao công chứng như sau:

1. Người yêu cầu công chứng phải trả thù lao khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành mức trần thù lao công chứng áp dụng đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương. Tổ chức hành nghề công chứng xác định mức thù lao đối với từng loại việc. Không vượt quá mức trần thù lao công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. Niêm yết công khai các mức thù lao tại trụ sở của mình.

3. Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm giải thích rõ cho người yêu cầu công chứng về thù lao công chứng

Trên đây là phí công chứng hợp đồng uỷ quyền và giấy uỷ quyền. Mọi thắc bạn bạn có thể liên hệ với chúng tôi để có thể giải quyết. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Tham gia bình luận:

Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử