Những lưu ý khi mua vé máy bay giá rẻ qua mạng

Thời gian này đang là cao điểm du lịch. Do đó nhu cầu đặt vé máy bay hành khách ngày càng tăng cao. Đã có không ít người dân bị mắc bẫy lừa đảo khi mua vé máy bay giá rẻ qua mạng. Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về chiêu thức lừa đảo này.
 
>>> Xem thêm: Cách đọc thông tin trên sổ đỏ đơn giản chi tiết nhất tránh nhầm lẫn

1. Mua vé máy bay giá rẻ qua mạng: Cẩn thận tiền mất, tật mang

Vào những tháng giữa năm và các dịp nghỉ Lễ dài ngày. Các hãng hàng không đã ghi nhận không ít trường hợp khách hàng bị mát tiền do mua vé máy bay giá rẻ tại các website lừa đảo.
Theo đó, phương thức lừa đảo chiếm đoạt tiền mua vé máy bay phổ biến nhất là các đối tượng lừa đảo lập các trang thông tin. Hoặc tài khoản mạng xã hội giả làm đại lý bán vé máy bay hoặc xây dựng các trang web có hình thức giống với các hãng hàng không uy tín để bán vé máy bay.
Nắm bắt tâm lý chung của khách hàng. Các trang này đưa ra những quảng cáo bán vé máy bay hoặc combo vé khứ hồi với mức giá thấp hơn. Để thu hút người có nhu cầu vào tìm mua. Khi có người “mắc bẫy’ và chủ động liên hệ hỏi thông tin. Để tạo niềm tin ở phía “con mồi”, các đối tượng lừa đảo này sẽ đặt chỗ trên trang bán vé chính thức của các hãng hàng không, Sau đó gửi mã này đến khách hàng. Người mua hoàn toàn có thể kiểm tra mã trên các trang web của hãng để xác nhận là thật. Sau khi khiến khách hàng tin tưởng, các đối tượng sẽ yêu cầu khách hàng chuyển tiền thanh toán.
Tuy nhiên, khi đã chuyển tiền thanh toán xong. Khách hàng sẽ không được xuất vé và bị ngắt liên lạc. Còn mã đặt chỗ kia sẽ bị tự hủy sau một thời gian. Do chưa được xuất ra vé máy bay và nhiều khách hàng chỉ biết được việc này khi đến sân bay.
Ngoài phương thức nêu trên, nhiều đối tượng lừa đảo sau khi nhận được tiền của khách vẫn tiến hành xuất vé nhưng sau đó lại hoàn vé. Với cách này, chúng sẽ được hoàn lại phần lớn tiền vé đã trả và chỉ phải chịu mất một khoản phí hoàn vé nhỏ.

2. Lưu ý quan trọng để không bị mắc bẫy lừa đảo mua vé máy bay qua mạng

Để tránh mắc bẫy lừa đảo. Khi có nhu cầu mua vé máy bay, khách hàng cần lưu ý:
– Trực tiếp đặt vé qua website chính của hãng hàng không. Hoặc gọi trực tiếp lên tổng đài nếu không thành thạo việc đặt vé qua mạng.
Đặc biệt, không nên giao dịch qua bên trung gian thứ ba. Hay các đại lý khi không rõ về chất lượng, độ uy tín.
– Trước khi chuyển tiền cho bên bán, cần đọc kỹ thông tin mã vé và kiểm tra có hiệu lực. Đồng thời yêu cầu nhân viên của hãng soát lại thông tin hành trình bay, hành khách bay.
Lưu ý: Mã vé của các hãng hàng không hiện nay:
  • Vietnam Airlines gồm 6 chữ cái
  • Vietjet Air là dãy gồm 8 số
  • Jetstar gồm 6 ký tự có cả số và chữ/ hoặc chỉ toàn chữ như của Vietnam Airlines.
– Xem xét kỹ hệ thống website của công ty bán vé. Thông tin và thiết kế có chuyên nghiệp, rõ ràng hay không. Có số điện thoại tổng đài không vì các hãng sẽ không sử dụng số điện thoại di động cá nhân để liên hệ với khách hàng.
Lưu ý: Cần nắm rõ địa chỉ website chính thức của các hãng hàng không nội địa là:
  • Vietnam Airlines: vietnamairlines.com
  • Vietjet Air: vietjetair.com
  • Jetstar Pacific: jetstar.com
  • Bamboo Airways: bambooairways.com

3. Bị lừa đảo, làm sao để đòi lại tiền?

Nếu không may trở thành nạn nhân của các chiêu thức lừa đảo trên, nạn nhân vẫn có cơ hội lấy lại được tiền. Theo đó, người bị hại trình báo lừa đảo với cơ quan có thẩm quyền được giải quyết. Nếu làm đơn tố giác gửi đến cơ quan Công an, người tố giác cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
– Đơn trình báo công an;
– Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng);
– Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…). Trường hợp tới tố cáo trực tiếp, người tố cáo cũng mang theo Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân và chứng cứ kèm theo để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin.
>>> Xem thêm: Chứng thực chữ ký là gì? Những thủ tục cần có khi đi chứng thực?
Ngoài ra, để báo tin lừa đảo nhanh nhất tới cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết, người bị hại gọi tới đường dây nóng của cơ quan Công an:
– Công an TP. Hà Nội khuyến cáo người dùng internet có thể trực tiếp gửi các đường link, tình huống lừa đảo trực tuyến hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến địa chỉ:
  • Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo ;
  • Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053;
  • Địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.
– Đối với người dân tại TP. HCM, người dân có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508 để thông tin, trình báo về chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng.
Trên đây là thông tin về: Luật mới: 2 điều quan trọng cần lưu ý đối với người sử dụng CMND. Nếu như bạn đọc còn thắc mắc xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. 
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
>>> Di chúc miệng là gì? Những câu hỏi thường gặp về di chúc miệng
>>> Phí công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền theo khung giá đang áp dụng hiện nay
>>> Các quy trình làm công chứng hợp đồng ủy quyền đơn giản dễ hiểu nhất
>>> Dịch vụ dịch thuật đa ngôn ngữ đảm bảo hiệu quả và nhanh gọn tại Hà Nội

Tham gia bình luận:

Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử