Ngoại thương là gì? Các chính sách ngoại thương theo luật định

Ngoại thương đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập toàn cầu. Để hiểu rõ hơn ngoại thương là gì? Các chính sách ngoại thương được pháp luât quy định thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết chi tiết dưới đây.

>>> Viễn thông là gì? Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng viễn thông?

1. Ngoại thương là gì?

Khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương quy định như sau:

Hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

chính sách ngoại thương

Hiểu một cách đơn giản, ngoại thương là hoạt động xuất nhập khẩu các loại hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia với nhau theo quy định của Nhà nước. Ngoài ra, ngoại thương đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự giao lưu kinh tế, văn hóa và hội nhập quốc tế giữa các quốc gia.

2. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động ngoại thương

Điều 7 Luật Quản lý ngoại thương về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động ngoại thương như sau:

  • Người có thẩm quyền lợi dụng chức vụ, quyền hạn có hành vi gây trở ngại, khó khăn đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xâm phạm quyền tự do xuất nhập khẩu của thương nhân;

  • Thực hiện biện pháp quản lý ngoại thương không đúng thẩm quyền; không đúng trình tự, thủ tục;

  • Tiết lộ thông tin bảo mật của thương nhân;

  • Thương nhân xuất khẩu những hàng hóa bị cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu những hàng hóa bị cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện mà không có giấy phép, không đáp ứng đủ điều kiện; hàng hóa không đi qua đúng cửa khẩu quy định; hàng hóa không làm thủ tục hải quan hoặc có gian lận về số lượng, khối lượng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; hàng hóa theo quy định của pháp luật phải có tem nhưng không dán tem.

>>> Xem thêm tại: Chi phí cấp sổ đỏ lần đầu mất bao nhiêu tiền, nộp những khoản tiền gì?

  • Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mà vi phạm quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu đối với thương nhân Việt Nam là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước có thỏa thuận song phương với Việt Nam.

3. Chính sách của Nhà nước trong quản lý ngoại thương 

Chính sách trong quản lý ngoại thương được quy định rõ ràng tại Luật Quản lý ngoại thương. Cụ thể, các chính sách này bao gồm:

3.1 Các biện pháp hành chính

Theo Chương II của Luật, các biện pháp hành chính để quản lý hoạt động ngoại thương gồm có:

– Các biện pháp cấm xuất khẩu; cấm nhập khẩu; tạm ngừng xuất khẩu; tạm ngừng nhập khẩu

– Các biện pháp hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu

– Quản lý theo giấy phép và quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu, trong đó:

  • Quản lý theo giấy phép là cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương cho thương nhân để thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;

  • Quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu là quy định điều kiện mà thương nhân phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không cần phải cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu…

>>> Xem thêm tại: Phí công chứng mua bán nhà đất theo quy định mới nhất hiện nay

– Chứng nhận xuất xứ hàng hóa: Áp dụng đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu có nhu cầu được hưởng ưu đãi thuế quan; có quy định việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải có chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đề nghị…

3.2 Các biện pháp kỹ thuật và kiểm dịch 

– Biện pháp kỹ thuật được áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; biện pháp kiểm dịch áp dụng đối với động vật, sản phẩm động vật, thực vật…

chính sách ngoại thương

– Áp dụng biện pháp kiểm tra đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

3.3 Các biện pháp phòng vệ thương mại 

Các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm:

  • Biện pháp chống bán phá giá: Áp dụng thuế chống bán phá giá; Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá.

  • Biện pháp chống trợ cấp: Áp dụng thuế trợ cấp; Tổ chức, cá nhân hoặc của Chính phủ nước sản xuất, xuất khẩu cam kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu;

  • Biện pháp tự vệ: Thuế tự vệ; hạn ngạch nhập khẩu; hạn ngạch thuế quan…

3.4 Biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong ngoại thương 

Chỉ áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với 1 số trường hợp được quy định tại Điều 100 của Luật này bao gồm: những quốc gia, vùng lãnh thổ đang gặp bất ổn chính trị; các tình huống khẩn cấp từ thiên nhiên; hàng hóa có sai sót trong kỹ thuật.

4. Kết luận

Có thể thấy ngoại thương đóng vai trò hội nhập trong thời kỳ mới, không chỉ dừng lại ở việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia với nhau mà còn mang giá trị giao lưu, học hỏi các nền văn hóa trong khu vực và trên toàn thế giới. Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm về ngoại thương là gì? Các chính sách ngoại thương theo luật định.

Trên đây là những thông tin về Ngoại thương là gì? Các chính sách ngoại thương theo luật định. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán. Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu, vô hiệu về hình thức là như thế nào?

>>> Tổng hợp 10 web tuyển cộng tác viên nhập liệu  tại nhà với chế độ đãi ngộ hợp lý

>>> Trường hợp nào cần chứng thực chữ ký? Thực hiện chứng thực chữ ký ở đâu?

>>> Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền gồm những gì? Trình tự công chứng ra sao?

>>> Có thể đăng ký làm sổ đỏ online tại nhà hay không? Chi phí đăng ký làm sổ hết bao nhiêu?

Tham gia bình luận:

Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử