Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2024

Khi chỉ còn khoảng 03 tháng nữa là đến Tết Âm lịch năm 2024. Dưới đây là chi tiết những vấn đề liên quan đến kỳ nghỉ dài nhất trong năm 2024 này. Vậy lịch nghỉ Tết Âm lịch 2024 là bao nhiêu ngày? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm: Cách phân biệt sổ đỏ, sổ hồng mới nhất hiện nay. Có bao nhiêu cách giúp người dân dễ dàng nhận biết sổ đỏ, sổ hồng?

1. Chính thức chốt lịch nghỉ Tết Âm lịch 2024

Ngày 03/11/2023, Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Công văn số 8662/VPCP-KGVX về lịch nghỉ Tết Âm lịch năm 2024. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý đề xuất về lịch nghỉ Tết Âm lịch năm 2024 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Dưới đây là chi tiết giải đáp cho câu hỏi: Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2024 là bao nhiêu ngày?

Theo đó, lịch nghỉ Tết 2024 từ ngày 08/02/2024 đến hết ngày 14/02/2024, tức là nghỉ từ thứ Năm tuần trước đến hết thứ Tư tuần sau đó. Nếu xét theo lịch Âm lịch thì lịch nghỉ Tết 2024 là từ ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão đến hết ngày mùng 05 tháng Giêng năm Giáp Thìn.

>>> Tìm hiểu thêm: Thủ tục hợp nhất Văn phòng công chứng và đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng hợp nhất được thực hiện như thế nào?

Có thể thấy, lịch nghỉ này hoàn toàn phù hợp với quy định về ngày nghỉ Tết Âm lịch nêu tại điểm b khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019:

Điều 112. Nghỉ lễ, Tết

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

Như vậy, người lao động, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được nghỉ Tết Âm lịch tổng cộng 07 ngày. Trong đó, có 05 ngày nghỉ theo quy định và 02 ngày nghỉ bù bởi lịch nghỉ Tết Âm lịch 2024. Có hai ngày thứ Bảy, Chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần. Do đó, trong 07 ngày nghỉ Tết sẽ có 02 ngày nghỉ bù.

Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2024 là bao nhiêu ngày

2. Tết Âm lịch 2024, tiền thưởng Tết là bao nhiêu tiền?

Sau khi biết rõ, lịch nghỉ Tết Âm lịch 2024 là bao nhiêu ngày, vấn đề được không ít người lao động quan tâm là tiền thưởng Tết 2024.

Theo đó, thưởng Tết hiện không được quy định cụ thể trong Bộ luật Lao động hoặc trong các văn bản về công chức, viên chức mà chỉ có quy định chung về thưởng với người lao động, chế độ khác với công chức, viên chức.

>>> Tìm hiểu thêm: Điều kiện để mua bán nhà đất là gì? Có bắt buộc phải công chứng hợp đồng mua bán nhà không?

Trong đó, với người lao động, theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động đang có hiệu lực. Thưởng là số tiền/tài sản/hình thức khác mà chủ doanh nghiệp thưởng cho người lao động căn cứ vào năng suất, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Sắp tới, khi cải cách tiền lương, trong cơ cấu lương có bổ sung khoảng 10% quỹ tiền lương của năm là tiền thưởng. Và có thể, trong tiền thưởng này có bao gồm tiền thưởng Tết Âm lịch.

Lịch được nhận lương thế nào?

Theo quy định của BLLĐ và các văn bản khác liên quan đến chế độ nghỉ. Người làm việc sẽ được nghỉ Tết và hưởng nguyên lương cho những ngày nghỉ này (kể cả nghỉ bù).

lịch nghỉ tết

Do đó, khi đi làm 07 ngày Tết. Trong đó có 05 ngày nghỉ theo quy định và 02 ngày nghỉ bù. Người làm việc sẽ được trả lương như sau:

  • Nếu làm việc ban ngày: Nhận được ít nhất 400% tiền lương của ngày làm việc bình thường.
  • Nếu làm việc ban đêm: Nhận được ít nhất 490% tiền lương của ngày làm việc bình thường.

Hiện nay, BLLĐ năm 2019 đã không còn quy định người lao động được nghỉ bù sau mỗi đợt làm thêm tối đa là 07 ngày liên tục trong tháng

Thay vào đó, với quy định hiện hành. Chỉ khi ngày Tết trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động sẽ được nghỉ bù. Và trong dịp Tết 2024 này, người làm việc sẽ được nghỉ bù 02 ngày.

Trên đây là giải đáp về vấn đề Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2024. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán. Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Việc công chứng di chúc được thực hiện theo quy định như thế nào? Làm thế nào để di chúc được công chứng viên công bố?

>>>  Di chúc miệng là ghi âm có phải là di chúc hợp pháp không? Nếu không hợp pháp thì sẽ chia thừa kế như thế nào?

>>>  Đất nằm trong quy hoạch treo có được khai nhận thừa kế không? Có phải công chứng văn bản thừa kế về quyền sử dụng đất không?

>>>  Thời hạn của hợp đồng ủy quyền là bao lâu? Có bắt buộc phải công chứng hợp đồng ủy quyền trong mọi trường hợp không?

>>>  Yêu cầu về bằng cấp và hệ số lương cho giáo viên tiểu học hạng II là gì?

 

Tham gia bình luận:

Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử