Tuổi nghỉ hưu của giáo viên 2024 thay đổi thế nào?

Tuổi nghỉ hưu của giáo viên năm 2024 là bao nhiêu? Có thay đổi gì so với tuổi về hưu theo quy định của pháp luật hiện hành và mức hưởng lương hưu của giáo viên được tính như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Tuổi nghỉ hưu của giáo viên năm 2024

Tuổi nghỉ hưu của giáo viên làm việc trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019.
>>> Xem thêm: Sổ hồng là gì? Cách phân biệt giữa sổ đỏ và sổ hồng đơn giản nhất tránh nhầm lẫn
Theo đó, tuổi nghỉ hưu năm 2023 của giáo viên nam là 60 tuổi 09 tháng, giáo viên nữ là 56 tuổi. Từ năm 2024, mỗi năm tuổi nghỉ hưu tăng thêm 03 tháng đối với giáo viên nam và 04 tháng đối với giáo viên nữ.
Giáo viên nam Giáo viên nữ
Năm nghỉ hưu Tuổi nghỉ hưu Năm nghỉ hưu Tuổi nghỉ hưu
2024 61 tuổi 2024 56 tuổi 04 tháng
2025 61 tuổi 03 tháng 2025 56 tuổi 08 tháng
2026 61 tuổi 06 tháng 2026 57 tuổi
2027 61 tuổi 09 tháng 2027 57 tuổi 04 tháng
Từ năm 2028 trở đi 62 tuổi 2028 57 tuổi 08 tháng
    2029 58 tuổi
    2030 58 tuổi 04 tháng
    2031 58 tuổi 08 tháng
    2032 59 tuổi
    2033 59 tuổi 04 tháng
    2034 59 tuổi 08 tháng
    Từ năm 2035 trở đi 60 tuổi
Đặc biệt, giáo viên có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn quy định trên nhưng không quá 05 tuổi nếu thuộc trường hợp bị suy giảm khả năng lao động; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn theo khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động.
Tuổi nghỉ hưu của giáo viên năm 2024 là bao nhiêu?

Cách tính lương hưu của giáo viên

Căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lương hưu của giáo viên được tính theo công thức sau:
Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu được xác định như sau:
Lao động nam Lao động nữ
– Đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì được hưởng 45%. – Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%. – Mức hưởng tối đa là 75%. – Đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội thì được hưởng 45%. – Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%. – Mức hưởng tối đa là 75%.
Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm lao động sẽ bị trừ tỷ lệ hưởng: Mỗi năm nghỉ hưu sẽ bị trừ 2% vào tổng tỷ lệ hưởng
Ví dụ: Ông A đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 25 năm. Khi ông A nghỉ hưu, tỷ lệ lương hưu ông A được nhận như sau: – 20 năm đóng bảo hiểm xã hội: Hưởng 45%. – 05 năm đóng bảo hiểm xã hội còn lại: Hưởng 05 x 2% = 10%. Tổng tỷ lệ lương hưu của ông A  = 45% + 10% = 55%.
>>> Xem thêm: Hợp đồng thuê nhà cần lưu ý điều gì? Giấy tờ bao gồm những gì?
Giả sử mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của ông A = 09 triệu đồng/tháng thì mức hưởng lương hưu của ông A = 55% x 09 triệu đồng = 4,95 triệu đồng/tháng.
Trên đây là thông tin về tuổi nghỉ hưu của giáo viên 2024. Giáo viên chuẩn bị đến tuổi nghỉ hưu có thể dựa theo quy định trên để tính tuổi nghỉ hưu và mức hưởng lương hưu cho bản thân.
Nếu có vướng mắc về: Tuổi nghỉ hưu của giáo viên 2024 thay đổi thế nào?. Nếu như bạn đọc còn thắc mắc xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. 
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
>>> Hướng dẫn cách tính phí công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền theo giá mới nhất
>>> Biểu phí công chứng mới nhất 2023. Cách tính phí đơn giản d    

Tham gia bình luận:

Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử