Khi nào thì hợp đồng chuyển nhượng hết hiệu lực

Khi nhượng quyền, tặng, thừa kế đất thì chúng ta cần phải có hợp đồng chuyển nhượng đất đai. Việc công chứng hợp đồng đất đai sẽ được pháp luật thừa nhận. Nhiều người thường lo lắng rằng sau khi công chứng thì bao giờ hợp đồng chuyển nhượng hết hiệu lực. Nếu hợp đồng chuyển nhượng hết hiệu lực thì có cần phải làm hợp đồng mới không? Hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc này nhé!

1. Hợp đồng chuyển nhượng đất đai là gì?

Chuyển nhượng là việc chuyển quyền sở hữu hoặc sở hữu tài sản có giá trị sang cho các cá nhân, tổ chức theo một thoả thuận. Thoả thuận này sẽ được lưu dưới dạng hợp đồng có công chứng để đảm bảo quyền và lợi ích của hai bên. Người được chuyển nhượng sẽ được hưởng đầy đủ những lợi ích mà chủ sở hữu trước đó được hưởng.

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi. Đất đai này được nhà nước cho phép và không thuộc vào vùng không thể bán hay chuyển đổi. Giao dịch chuyển quyền sử dụng đất là giao dịch thực tế và thực tế. Trong hợp đồng chuyển nhượng đất, các bên thỏa thuận về việc chuyển giao quyền sử dụng đất. Bên nhận chuyển nhượng trả tiền cho bên chuyển nhượng theo thỏa thuận của các bên. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì bên được chuyển nhượng sẽ được thụ hưởng tất cả các quyền đối với mảnh đất nói trên một cách hợp pháp.

Chuyển nhượng đất hiện nay có thể bao gồm quyền sử dụng đất và các quyền trong mảnh đất. Khi chuyển nhượng đất đai, đó là chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

2. Hợp đồng chuyển nhượng đất đai có hiệu lực trong vòng bao lâu

2.1 Điều kiện có hiệu lực việc chuyển nhượng đất đai

Khi đã lập xong hợp đồng thì bạn cần phải đến văn phòng công chứng hoặc uỷ ban nhân dân cấp xã để công chứng. Các loại văn bản, giấy tờ liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng đất đai đều bắt buộc công chứng. Hợp đồng được công chứng mới được pháp luật thừa nhận, nếu sau này có sảy ra tranh chấp sẽ được toà án giải quyết dựa trên hợp đồng công chứng. Việc công chứng thường không tốn nhiều thời gian. Thủ tục nhanh gọn, dễ dàng. Ngoài ra, bạn có thể nhờ công chứng viên soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng. Để hợp đồng có hiệu lực thì cần những điều kiện sau:

  • Chủ thể có năng lực hành vi dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự đã được xác lập.
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.
  • Mục đích giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

2.2 Khi nào thì công chứng có hiệu lực

  • Hợp đồng chuyển nhượng đất có hiệu lực kể từ khi được ký và đóng dấu của tổ chức công chứng.
  • Hợp đồng chuyển nhượng được thi hành với các bên liên quan. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng theo nghĩa vụ của mình. Bên còn lại có quyền yêu cầu toà án giải quyết theo quy trình pháp luật. Trừ trường hợp các bên có giao dịch, thoả thuận khác.
  • Từ thời điểm có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể được sửa đổi hoặc huỷ bỏ theo quy định định của pháp luật.
  • Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị tòa án tuyên bố là vô hiệu.
  • Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
  • Bạn cần phải nộp và hoàn thành đầy đủ các loại thuế, lệ phí cho cơ quan nhà nước để được công chứng xác nhận.

2.3 Khi nào thì hợp đồng chuyển nhượng hết hạn.

Tuỳ vào thời gian mà văn bản được công chứng có hiệu lực và giá trị của hợp đồng mua bán nhà đất mà sẽ có thời hạn riêng. Hợp đồng hết hạn tuỳ vào sự thoả thuận của 2 bên. Các bên sẽ thoả thuận rồi đi đến thống nhất ngày, tháng, năm kết thúc hợp đồng. Bắt đầu từ thời điểm phát sinh quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng do các bên đã thỏa thuận.

Ngoài ra, có một số tình huống mà khi chưa kết thúc thời gian hợp đồng hợp đồng chấm dứt. Trường hợp chấm dứt hợp đồng là: hợp đồng đã được hoàn thành; theo thoả thuận của các bên; cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện; hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện; hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn.

Sau khi hết hợp đồng chuyển nhượng đất đai. Nếu muốn tiếp tục gia hạn hợp đồng, hai bên có thể bàn bạc, thoả thuận lại với nhau. Nếu hai bên đồng ý và nhất chí với thoả thuận, thì có thể lập thêm một bản hợp đồng.

Tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên mà hợp đồng sẽ có giá trị trong vòng bao lâu. Do đó, hai bên có thể thoả thuận để đạt được sự thoả thuận của cả hai bên.

Tham gia bình luận:

Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử