Khi đi xe biển trắng, CSGT có được dừng xe xử phạt?

Hiện rất nhiều trường hợp, Cảnh sát giao thông (CSGT) thường sử dụng xe máy hoặc ô tô mang biển số màu trắng thay vì màu xanh thông thường để tiến hành xử lý các xe vi phạm luật giao thông. Nhưng câu hỏi đặt ra là, liệu CSGT đi xe biển trắng có quyền dừng xe và xử phạt các phương tiện khác không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin.

>>> Tìm hiểu thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ nhanh, uy tín nhất tại Hà Nội? Những loại thuế phí phải nộp khi sang tên sổ đỏ năm 2023?

1. CSGT đi xe biển trắng có thẩm quyền dừng xe vi phạm theo quy định

Trong quá trình tuần tra và kiểm soát giao thông, việc sử dụng các phương tiện giao thông như ô tô, mô tô tuần tra, kiểm soát, xe chuyên dùng và thậm chí xe đạp là điều mà CSGT thường áp dụng. Tuy nhiên, các loại xe này chỉ là công cụ hỗ trợ cho nhiệm vụ của họ. Quyền hạn của CSGT tập trung vào việc phát hiện và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông.

Theo Điều 8 trong Thông tư 32/2023/TT-BCA, CSGT được ủy quyền để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

– Dừng các phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ.

– Kiểm soát người và phương tiện giao thông; kiểm tra giấy tờ của người điều khiển phương tiện cũng như giấy tờ liên quan đến xe cộ và giấy tờ cá nhân của những người có mặt trên phương tiện được kiểm soát.

CSGT đi xe biển trắng có thẩm quyền dừng xe vi phạm theo quy định

– Kiểm soát tuân thủ quy định về an toàn vận tải trên đường bộ.

– Áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm luật khác theo quy định.

Do đó, khi CSGT sử dụng xe có biển số màu trắng, họ có toàn quyền dừng lại những chiếc xe có dấu hiệu vi phạm luật giao thông và thực hiện kiểm tra cũng như xử lý theo quy định của pháp luật.

>>> Tìm hiểu thêm: Có cần phải công chứng hợp đồng mua bán nhà không? Những nội dung chính cần phải có trong hợp đồng thuê nhà?

2. Trang phục và phương tiện của CSGT

CSGT phải trang bị trang phục, phương tiện, và thiết bị như trên, theo quy định:

– Trang phục của CSGT:

+ Khi tiến hành tuần tra và kiểm soát công khai, lực lượng Cảnh sát giao thông trong trang phục Cảnh sát, mang quân hàm Công an nhân dân, đeo thắt lưng chéo theo quy định.

+ Khi kiểm soát vào buổi tối, đêm, hoặc trong trường hợp thời tiết xấu hoặc mây mù, cần trang bị quần áo phản quang.

– Phương tiện giao thông:

+ Xe ôtô và môtô tuần tra và kiểm soát có màu sơn trắng, có hàng chữ “Cảnh sát giao thông” song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh), còi và cờ hiệu Công an, còi báo tín hiệu ưu tiên theo quy định.

+ Xe mô tô tuần tra và kiểm soát có vạch sơn phản quang màu xanh lam nhạt dọc hai bên hông xe, hàng chữ “Cảnh sát giao thông” màu trắng chính giữa, cộng với hàng chữ “Traffic Police” màu xanh lam dọc hai bên khung cửa sổ phía trước.

+ Xe môtô tuần tra và kiểm soát có hàng chữ “C.S.G.T” và “TRAFFIC POLICE” màu xanh. Kích cỡ dòng chữ “TRAFFIC POLICE” không lớn hơn hai phần ba cỡ chữ “C.S.G.T.”

– Vũ khí và công cụ trợ giúp:

CSGT được trang bị các loại súng và dụng cụ trợ giúp. Bao gồm: súng ngắn, roi điện, dao găm, số 8, dùi cui điều khiển giao thông, cùng nhiều loại khác.

Trang phục và phương tiện của CSGT

– Phương tiện và thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ:

Các phương tiện và thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải trang bị và quản lý theo quy định của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính, NĐ số 135/2021/NĐ-CP theo quy chuẩn, định mức của Bộ Công an.

– Phương tiện thông tin liên lạc:

Bộ đàm, điện thoại di động, máy fax, thiết bị thu nhận, truyền phát tín hiệu, fax.

– Các phương tiện và thiết bị chuyên dùng:

Còi, biển báo, hàng rào, cọc tiêu chóp mũ, cờ hiệu, giây thừng, đèn chiếu xa, cùng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ khác theo quy định của Chính phủ và Bộ Công an.

>>> Tìm hiểu thêm: Đi lại khó khăn có được công chứng di chúc tại nhà không? Văn phòng công chứng có nhận lưu trữ di chúc không và mức phí lưu trữ di chúc là bao nhiêu?

Trên đây là giải đáp về việc CSGT đi xe biển trắng có được dừng xe xử phạt không. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán. Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Mua bán nhà xong có phải thực hiện việc đăng ký biến động đất đai không? Phí công chứng mua bán nhà là bao nhiêu theo quy định?

>>> Người giữ di chúc thừa kế đất đai có nghĩa vụ giao lại bản di chúc cho ai khi người lập di chúc mất? Phí công chứng di chúc hết bao nhiêu tiền?

>>> Di chúc miệng có bắt buộc phải chứng thực không? Nếu có thì có thể thực hiện chứng thực di chúc miệng tại đâu, chức thực ở xã được không?

>>> Mẫu Giấy ủy quyền theo chuẩn Nghị định 30 được quy định thế nào? Có cần công chứng giấy ủy quyền không?

>>> Những thay đổi đáng kể trong lương cơ sở năm 2024

Tham gia bình luận:

Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử