Đặt cọc có cần công chứng không?

Đặt cọc trước khi mua bán là một khái niệm không còn xa lạ gì đối với chúng ta. Tuy nhiên, khi đặt cọc có cần hợp đồng đặt cọc và công chứng khi đặt cọc không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc và quan tâm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Đặt cọc là gì?

Đặt cọc là việc người mua giao một khoản tiền hoặc những đồ có giá trị cho người bán. Những đồ giá trị này có thể là tiền, kim cương, đá quý,… trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Việc đặt cọc được coi như là một khoản tiền để người bán chắc chắn để lại và bán tài sản đó cho mình. Một bên sẽ giao cho bên kia một khoản tiền, bảo đảm giao kết, thực hiện hợp đồng chuyển nhượng.

Sau khi thực hiện đặc cọc xong thì người bán và người mua cần phải biết những điều sau:

  • Nếu hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Số tiền đặt cọc chỉ là để đặt cọc để chắc chắn là người mua có lấy. Và người bán chắc chắn sẽ bán cho người mua đó. Do đó, sau khi đã bán và chuyển nhượng tài sản thì sẽ trả lại tiền cọc hoặc trừ tiền. Người bán không được phép lấy luôn số tiền cọc đó
  • Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Nếu bên nhận cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc. Ngoài ra, còn một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Những điều cần biết khi đặt cọc
Những điều cần biết khi đặt cọc

2. Đặt cọc có cần công chứng không?

Theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015 thì đặt cọc không nhất thiết phải công chứng. Việc đặt cọc không cần phải lập hợp đồng mà chỉ cần những loại hợp đồng, giấy tờ sau đó mới cần phải công chứng. Tuy nhiên, pháp luận vẫn khuyến khích việc đặt cọc có hợp đồng và công chứng. Điều này giúp cho bạn có lợi thế hơn khi bất ngờ sảy ra tranh chấp. Theo quy định của pháp luật sẽ không giải quyết những trường hợp hợp đồng không có công chứng. Do đó, để đảm bảo được quyền lợi của mình. Bạn nên lập bản hợp đồng khi đặt cọc và kèm theo công chứng. 

Đặt cọc giúp đảm bảo nghĩa vụ hợp đồng và đảm bảo nghĩa vụ giao kết khi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Hình thức đặt cọc phải được lập bằng văn bản và phải được trình bày thành hợp đồng. Các bên cùng ký vào hợp đồng giao nhận tiền đặt cọc. Khi giao nhận đặt cọc thì cần có người làm chứng để đảm bảo về tính chất pháp lý. Việc công chứng tiền đặt cọc chỉ là thoả thuận giữa những bên pháp lý. Khi có tranh chấp thì đây sẽ coi như giấy tờ pháp lý để có thể giải quyết được.

Nên có dấu công chứng trong hợp đồng đặt cọc
Nên có dấu công chứng trong hợp đồng đặt cọc

3. Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu hoá khi nào?

Văn bản công chứng có giá trị pháp lý ngay khi công chứng viên ký tên và đóng dấu. Sau khi đóng dấu các bên sẽ chịu quyền và nghĩa vụ liên quan. Nếu không thực hiện thì có thể khởi kiện ra toà. Toà án sẽ giải quyết nếu có các văn bản công chứng. Hợp đồng đã được công chứng được coi như là chứng cứ để khi sảy ra tranh chấp có thể giải quyết.

Tuy nhiên, theo bộ luật dân sự 2015. Giao dịch dân sự được thực hiện khi đáp ứng được những điều kiện sau:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự thực hiện
  • Chủ thể tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc.
  • Mục đích, nội dung không vi phạm điều cấm theo quy định của pháp luật và trái với đạo đức xã hội.
  • Hình thức của giao dịch cũng là một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật.

Do đó, nếu hợp đồng không đáp ứng được một trong những điều kiện trên. Khi sảy ra tranh chấp toà án sẽ phán vô hiệu. Nếu trong trường hợp văn bản không đúng quy định hoặc hợp đồng không có công chứng. Tuy nhiên đã thực hiện được 2/3 dịch theo yêu cầu của toà án thì sẽ được công nhận. Và hợp đồng, văn bản sẽ không bị vô hiệu hoá.

Cần phải tìm hiểu kỹ tránh việc ị vô hiệu hoá hợp đồng
Cần phải tìm hiểu kỹ tránh việc bị vô hiệu hoá hợp đồng

4. Lưu ý khi ký kết hợp đồng đặt cọc

Hợp đồng đặt cọc thường xuyên diễn ra trong thực tiễn. Tuy nhiên, cần phải lưu ý những vấn đề sau:

  • Giá trị tài sản cần đặt cọc cần được tương xứng với cam kết thực hiện hợp đồng. Không nên đặt cọc quá nhiều hoặc quá ít.
  • Nhà đất bạn đang chuẩn bị mua không có liên quan đến việc có tranh chấp đất liên quan.
  • Năng lực hành vi dân sự của người giao kết có đầy đủ…
  • Nên có người làm chứng hoặc vi bằng. Tuy không cần thiết phải có người làm chứng. Tuy nhiên, nếu có người làm chứng thì nếu sau có sảy ra tranh chấp sẽ có người đứng ra làm chứng.
  • Phân biệt rõ ràng giữa tiền đặt cọc và tiền trả trước.

Để có thể chắc chắn hơn, và khi sảy ra những rủi ro, tranh chấp. Khi đặt cọc bạn nên công chứng để nhỡ có tranh chấp sảy ra, pháp luật có thể bảo vệ được bạn. Trên đây là bài viết trả lời cho câu hỏi đặt cọc có cần công chứng không? cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

 

Tham gia bình luận:

Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử