Các loại thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân

Thông thường khi nhắc đến thuế thu nhập cá nhân thì nhiều người chỉ biết đến thuế đối với thu nhập từ tiền lương và chuyển nhượng nhà đất. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều loại thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

Mỗi loại thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân sẽ có cách tính thuế riêng và thuế suất trong nhiều trường hợp cũng khác nhau, cụ thể:

1. Thuế thu nhập đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công

* Thu nhập tính thuế

Căn cứ khoản 1 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012, thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công gồm:

– Tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công.

– Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ 11 khoản trợ cấp, phụ cấp không tính thuế.

* Phương pháp tính thuế

– Phương pháp lũy tiến từng phần: Áp dụng đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên.

– Phương pháp khấu trừ tại nguồn trước khi trả thu nhập gồm: Khấu trừ 10%, khấu trừ 20%.

2. Thuế thu nhập đối với thu nhập từ kinh doanh

* Thu nhập chịu thuế

Gồm:

– Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;

– Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là bao nhiêu? Ai phải nộp phí trong trường hợp này?

* Mức doanh thu phải nộp thuế

Doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không tính TTNCN. Nói cách khác, chỉ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu > 100 triệu đồng/năm dương lịch mới phải nộp thuế.

* Công thức tính thuế

Khoản 3 Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định công thức xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân x Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân

3. Thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn

* Thu nhập chịu thuế

Gồm:

– Tiền lãi cho vay;

– Lợi tức cổ phần;

– Thu nhập từ đầu tư vốn dưới hình thức khác, không bao gồm thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ (không tính thuế).

* Cách tính thuế thu nhập từ đầu tư vốn

Điều 10 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định cách tính thuế như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 5% x Thu nhập tính thuế

4. Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn

* Thu nhập chịu thuế

Khoản 4 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn gồm:

– Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế.

– Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.

– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.

* Xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp

– Xác định số thuế khi chuyển nhượng vốn góp

Thuế thu nhập cá nhân = 20% x Thu nhập tính thuế

– Xác định số thuế khi chuyển nhượng chứng khoán

Thuế thu nhập cá nhân  = 0,1% x Thu nhập tính thuế

Lưu ý: Thu nhập tính thuế được xác định là giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.

5. Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

* Thu nhập chịu thuế

Gồm:

– Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình xây dựng khác,…);

– Thu nhập khi chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở hoặc sử dụng nhà ở;

– Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất (thuê quyền sử dụng đất), quyền thuê mặt nước;

– Các khoản thu nhập khác nhận được khi chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.

* Cách tính thuế

Thuế thu nhập cá nhân = 2% Giá chuyển nhượng

6. Thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng

* Thu nhập chịu thuế

Gồm:

– Thu nhập từ trúng thưởng xổ số;

– Thu nhập khi trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại;

– Thu nhập khi trúng thưởng trong các hình thức cá cược;

– Thu nhập khi trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.

>>> Xem thêm: Sơ yếu lý lịch đi xin việc là gì? Có cần phải công chứng sơ yếu lý lịch không?

* Công thức tính thuế

Điều 15 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định cách tính thuế như sau:

Thuế thu nhập cá nhân = 10% x Thu nhập tính thuế

Lưu ý: Thu nhập tính thuế là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà người nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng mà không phụ thuộc vào số lần nhận tiền thưởng.

7. Thuế đối với thu nhập từ bản quyền

* Thu nhập chịu thuế

Gồm:

– Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;

– Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.

* Công thức tính thuế (xác định số thuế phải nộp)

Điều 13 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định cách tính thuế như sau:

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x 5%

Lưu ý: Thu nhập tính thuế là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo hợp đồng chuyển nhượng mà không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng.

8. Thuế đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại

Điều 14 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định cách tính thuế như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x 5%

Lưu ý: Thu nhập tính thuế là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo hợp đồng nhượng quyền thương mại mà không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền người nộp thuế nhận được.

9. Thuế đối với thu nhập khi nhận thừa kế

Chỉ áp dụng đối với:

– Thu nhập khi nhận thừa kế chứng khoán;

– Thu nhập nhận được từ thừa kế phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh.

– Thu nhận nhận được từ thừa kế bất động sản

– Thu nhập nhận được từ thừa kế tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

Lưu ý: Thu nhập tính thuế là phần giá trị tài sản nhận thừa kế vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận.

10. Thuế thu nhâp cá nhân từ nhận quà tặng

Chỉ áp dụng đối với:

– Thu nhập khi nhận thừa kế chứng khoán;

– Thu nhập nhận được từ thừa kế phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh.

– Thu nhận nhận được từ thừa kế bất động sản

– Thu nhập nhận được từ thừa kế tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Thu nhập tính thuế

Lưu ý: Thu nhập tính thuế là phần giá trị quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận.

Trên đây là thông tin về vấn đề Các loại thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán. Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Các tiêu chí tuyển cộng tác viên của một số ngành nghề đặc trưng mà mọi người cần biết

>>> Điều kiện chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại? Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại như thế nào?

>>> Di chúc không công chứng có được coi là hợp pháp không? Thủ tục công chứng di chúc bao gồm những giấy tờ gì?

>>> Pháp luật có công nhận di chúc miệng hay không? Cha mẹ trước khi chết hứa cho con cái tài sản có được xem là di chúc hợp pháp không?

>>> Chồng ủy quyền cho vợ thực hiện các vấn đề về bất động sản thì cần thực hiện những thủ tục gì? Có cần công chứng giấy ủy quyền không?

 

Tham gia bình luận:

Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử