Viên chức sau khi trúng tuyển phải trải qua thời gian tập sự. Nhằm làm quen với công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng. Dưới đây là tổng hợp quy định liên quan đến mọi viên chức tập sự từ 07/12/2023.
>>> Xem thêm: Cách phân biệt sổ đỏ, sổ hồng mới nhất hiện nay. Có bao nhiêu cách giúp người dân dễ dàng nhận biết sổ đỏ, sổ hồng?
1. Chế độ tập sự của viên chức là gì?
Tập sự của viên chức là việc viên chức sau khi được tuyển dụng thì thực hiện các công việc để làm quen với môi trường công tác và tập làm những công việc mà vị trí việc làm được tuyển dụng yêu cầu. Trong đó, vị trí việc làm này phải gắn với chức danh nghề nghiệp trong hợp đồng làm việc. Định nghĩa này được quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 115/2020/NĐ-CP.Theo đó, một trong các quy định liên quan đến mọi viên chức tập sự từ 07/12/2023 là trong quá trình tập sự, viên chức tập sự phải nắm vững các nội dung tập sự được quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 115 năm 2020 gồm: – Nắm vững các quy định liên quan đến viên chức như:
- Quyền, nghĩa vụ mà viên chức phải thực hiện
- Những việc viên chức không được phép làm trong Luật Viên chức và các văn bản liên quan
- Cơ cấu tổ chức cũng như chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị, cơ quan mà mình công tác cùng với nội quy, quy chế làm việc tại đây
- Nhiệm vụ, yêu cầu, chức trách cần phải đảm bảo của vị trí việc làm được tuyển dụng.
– Tập giải quyết và thực hiện các công việc mà vị trí việc làm được tuyển dụng yêu cầu.
2. Có bắt buộc mọi viên chức đều phải tập sự không?
Theo quy định tại Điều 27 Luật Viên chức năm 2010. Người trúng tuyển vào viên chức phải thực hiện chế độ tập sự ngoại trừ trường hợp đã có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn. Nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.>>> Xem thêm: Cách tính phí công chứng đơn giản dễ hiểu nhất theo khung giá hiện nay
Cụ thể, khoản 5 Điều 21 được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định các trường hợp viên chức được tuyển dụng mà không phải thực hiện chế độ tập sự gồm:
- Viên chức được tuyển dụng và được bố trí vào vị trí việc làm để thực hiện các công việc đúng chuyên môn, nghiệp vụ mà trước đây đã đảm nhiệm.
- Thời gian công tác làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ tước đây có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thời gian này bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự.
3. Thời gian tập sự của viên chức là bao lâu?
Thời gian tập sự của viên chức được quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 115/2020/NĐ-CP gồm:- 12 tháng: Chức danh nghề nghiệp yêu cầu trình độ đại học.
- 09 tháng: Chức danh nghề nghiệp yêu cầu trình độ cao đẳng và chức danh nghề nghiệp bác sĩ yêu cầu trình độ đào tạo đại học.
- 06 tháng: Chức danh nghề nghiệp yêu cầu trình độ trung cấp.
4. Khi nào viên chức được hưởng 100% lương?
Bởi tập sự chỉ là bước đệm giúp viên chức quen thuộc với vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp nên viên chức tập sự sẽ không được hưởng 100% lương của chức danh nghề nghiệp tương ứng trừ trường hợp viên chức được tuyển dụng và tập sự ở:>>> Xem thêm: Di chúc miệng là gì? Những câu hỏi thường gặp về di chúc miệng
- Vùng có kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
- Ngành, nghề độc hại, nguy hiểm.
- Đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự hoặc tham gia công an nhân dân;
- Sĩ quan quân đội và công an hoặc quân nhân chuyên nghiệp phục viên
- Đội viên thanh niên xung phong hoặc trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn
5. Khi nào viên chức tập sự không được tuyển dụng?
Cụ thể, trường hợp này được quy định tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP gồm:Không đạt kết quả sau thời gian tập sự Người tập sự có hành vi vi phạm về đạo đức và hoạt động nghề nghiệp đến mức phải xem xét xử lý kỷ luật. Khi người tập sự bị chấm dứt hợp đồng làm việc thì được hỗ trợ 01 tháng lương. Phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe về nơi cư trú.
Trên đây là các thông tin về: 5 quy định liên quan đến mọi viên chức tập sự từ 07/12/2023. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán. Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
>>> Dịch vụ dịch thuật đa ngôn ngữ đảm bảo hiệu quả uy tín tại Hà Nội
>>> Hướng dẫn kiểm tra sổ đỏ giả. Cách đọc thông tin trên sổ đỏ dễ hiểu
>>> Công chứng văn bản phân chia di sản thừa kế cần lưu ý những hồ sơ nào?
>>> Phí công chứng nhà đất bên nào chịu? Cách tính chi phí thế nào?