Nhận phong bì của dân, công chức bị xử lý như thế nào?

Công chức nhận phong bì bị xử phạt thế nào là câu hỏi được đặt ra khá nhiều khi trên báo chí có không ít các phản ánh về hành vi tiêu cực này. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

Cấm nhận phong bì dưới mọi hình thức?

Điều 25 Nghị định 59/2019/NĐ-CP nêu rõ:

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.

Như vậy, theo quy định này, bất cứ quà tặng nào, cán bộ, công chức, viên chức – người có chức vụ, quyền hạn đều không được nhận, dù trực tiếp hay gián tiếp từ người có liên quan đến công việc của mình.

>>> Tìm hiểu thêm: Công chứng ngoài trụ sở cho người đang đi tù được không? Công chứng viên thực hiện công chứng ngoài trụ sở không đúng quy định thì bị xử lý như thế nào?

Nếu không từ chối được, cán bộ, công chức, viên chức phải xử lý theo quy định tại Điều 27 Nghị định 59 năm 2019:

– Quà tặng bằng tiền, giấy tờ có giá: Nộp cho Thủ trưởng cơ quan để bảo quản và làm thủ tục nộp vào ngân sách nhà nước.

– Quà tặng bằng hiện vật:

  • Xác định giá trị quà tặng: Theo giá của người tặng cung cấp hoặc theo giá thị của quà tặng tương tự được bán trên thị trường. Không xác định được thì đề nghị cơ quan chức năng xác định giá.
  • Quyết định bán và tổ chức bán quà tặng công khai.
  • Nộp số tiền thu được vào ngân sách Nhà nước sau khi đã trừ đi các khoản chi phí xử lý quà tặng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bán quà tặng.

– Quà tặng là dịch vụ thăm quan, du lịch…: Thông báo về việc không sử dụng những dịch vụ này.

– Quà tặng là động vật, thực vật, thực phẩm tươi sống…: Căn cứ tình hình cụ thể để xử lý.

Nghiêm cấm công chức nhận phong bì từ những người có liên quan đến công việc (Ảnh minh họa)

Công chức nhận phong bì bị xử phạt như thế nào?

Tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng, công chức có hành vi nhận phong bì của dân sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự.

Xử lý kỷ luật

Căn cứ Nghị định 112/2020/NĐ-CP, công chức khi nhận phong bì trái quy định sẽ bị kỷ luật bằng các hình thức sau đây:

STT

Mức kỷ luật

Hành vi

Công chức tham nhũng

1

Khiển trách

– Vi phạm lần đầu.

– Gây hậu quả ít nghiêm trọng.

2

Cảnh cáo

– Đã bị kỷ luật bằng khiển trách mà còn tái phạm hoặc.

– Vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng.

3

Giáng chức

– Đã bị kỷ luật cảnh cáo mà tái phạm.

– Vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4

Cách chức

– Đã bị giáng chức mà tái phạm hoặc.

– Vi phạm lần đầu và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị buộc thôi việc.

công chức tham nhũng có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.

5

Buộc thôi việc – Đã bị cách chức mà tái phạm.

Vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Chịu trách nhiệm hình sự

Căn cứ Điều 354 của Bộ luật Hình sự 2015 về Tội nhận hối lộ, 02 triệu đồng được coi là ranh giới để xử lý hình sự đối với người có hành vi tham nhũng.

>>> Tìm hiểu thêm: Mức phí công chứng di chúc đang áp dụng hiện nay? Muốn nhờ Văn phòng công chứng lưu di chúc thì tốn bao nhiêu tiền?

Theo Điều luật này, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 02 – dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm… thì bị phạt tù từ 02 – 07 năm.

Nếu vi phạm ở mức độ nghiêm trọng hơn, công chức có thể phải đối mặt với mức án cao nhất là tử hình.

Trên đây là thông tin giải đáp về vấn đề: Nhận phong bì của dân, công chức bị xử lý như thế nào?. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán. Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Di chúc miệng là gì? Trường hợp nào được lập di chúc miệng? Những điều kiện cần có để di chúc miệng có hiệu lực?

>>>  Quy định pháp luật về việc ủy quyền chứng thực chữ ký, văn bản giấy tờ theo yêu cầu

>>> Phòng công chứng là gì? Sự khác nhau giữa Phòng công chứng và Văn phòng công chứng?

>>> Có cần công chứng giấy ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh không? Nếu có, chi phí phải trả là bao nhiêu?

>>> Những điều cần lưu ý khi thực hiện công chứng, chứng thực giao dịch nhà đất? Thẩm quyền chứng thực giao dịch nhà đất thuộc về cơ quan nào?

 

 

 

Tham gia bình luận:

Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử