Exp là gì? Cách ghi Exp hàng hóa?

Các thông số được in trên bao bì luôn là các thông tin được người tiêu dùng xem xét kỹ lưỡng. Trước khi ra quyết định mua một sản phẩm. Một trong số đó là exp. Vậy hãy cùng tìm hiểu exp hàng hóa là gì? Các quy định liên quan đến exp được hiểu như thế nào?
>>> Tìm hiểu thêm: Phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là bao nhiêu? Ai phải nộp phí trong trường hợp này?

1. Khái niệm exp là gì trong hàng hóa?

Exp là một từ được viết tắt cho từ tiếng Anh “Expiry date”. Và thể hiện cho hạn sử dụng của sản phẩm. Hạn sử dụng của sản phẩm được hiểu là khoảng thời gian mà giá trị dinh dưỡng của sản phẩm có thể được giữ nguyên và bảo đảm an toàn trước khi bị hư, hỏng cho người tiêu dùng với các điều kiện bảo quản được hướng dẫn trên nhãn.

Khái niệm “hạn sử dụng” được Chính phủ hướng dẫn tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP như sau:

“Hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” là mốc thời gian sử dụng ấn định cho hàng hóa. Hoặc một lô hàng hóa mà sau thời gian này hàng hóa không còn giữ được đầy đủ các đặc tính chất lượng vốn có của nó.

>>> Tìm hiểu thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ nhanh, uy tín nhất tại Hà Nội? Những loại thuế phí phải nộp khi sang tên sổ đỏ năm 2023?

Hạn dùng của hàng hóa được thể hiện bằng khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn. Hoặc thể hiện bằng ngày, tháng, năm hết hạn. Trường hợp hạn dùng chỉ thể hiện tháng, năm thì hạn dùng được tính đến ngày cuối cùng của tháng hết hạn

2. Một số quy định đối với exp trên nhãn sản phẩm

Vậy sau khi đã hiểu rõ khái niệm exp là gì, hãy cùng điểm qua một số những quy định cần biết đối với việc ghi exp trên nhãn thực phẩm được luật quy định

2.1  Quy định về cách ghi hạn sử dụng trên bao bì sản phẩm

Các điều kiện đối với việc ghi và in hạn sử dụng trên sản phẩm được quy định rõ tại Điều 14 Nghị định 43/2017/NĐ-CP như sau:

– Hạn sử dụng của hàng hóa phải được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm tính theo lịch dương.

– Phải ghi các số chỉ ngày, tháng, năm bằng số có hai chữ số. Ssố chỉ năm được phép ghi bằng bốn chữ số. Phải ghi các số chỉ ngày, tháng, năm có cùng một mốc thời gian trên cùng một dòng.

– Hạn sử dụng phải được ghi đầy đủ bằng chữ hoặc “hạn dùng” trên nhãn. Có thể ghi tắt bằng chữ in hoa là: “HSD”, “HD”;

– Đối với hàng hóa được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phải thể hiện ngày san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại. Và hạn sử dụng phải được tính từ ngày sản xuất được thể hiện trên nhãn gốc.

2.2 Quy định xử phạt sai quy cách ghi hạn sử dụng

Như vậy, pháp luật Việt Nam có những quy định cụ thể liên quan tới việc ghi hạn sử dụng trên bao bì. Nếu không tuân theo các quy định trên thì doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể bị xử phạt theo quy định.

– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng. Đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

  • Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi). Quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;

>>> Tìm hiểu thêm: Có cần phải công chứng hợp đồng mua bán nhà không? Những nội dung chính cần phải có trong hợp đồng thuê nhà?

  • Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;

3. Một vài thuật ngữ thay thế cho exp trên hàng hóa

Bên cạnh exp, hạn sử dụng còn có thể được biểu diễn bằng các thuật ngữ khác có cùng ý nghĩa như:

–  BBE/BE (viết tắt cho Best before end date)

Đây cũng là cách viết hạn sử dụng hợp pháp được thay thế cho exp. Cụm từ này là thời hạn cuối cùng để sử dụng mà sản phẩm còn giữ và đảm bảo được chất lượng.

–  PAO ( viết tắt cho Period After Opening)

Thông thường hạn sử dụng sẽ được so với mốc thời gian là ngày sản xuất. Còn PAO là hạn sử dụng được tính từ ngày mở nắp. Đây là hạn sử dụng quan trọng và phổ biến đối với sản phẩm là các loại mỹ phẩm

Trên đây là giải đáp về việc Exp là gì? Cách ghi Exp trên hàng hóa?. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán. Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Mua bán nhà xong có phải thực hiện việc đăng ký biến động đất đai không? Phí công chứng mua bán nhà là bao nhiêu theo quy định?

>>> Người giữ di chúc thừa kế đất đai có nghĩa vụ giao lại bản di chúc cho ai khi người lập di chúc mất? Phí công chứng di chúc hết bao nhiêu tiền?

>>> Di chúc miệng có bắt buộc phải chứng thực không? Nếu có thì có thể thực hiện chứng thực di chúc miệng tại đâu, chức thực ở xã được không?

>>> Mẫu Giấy ủy quyền theo chuẩn Nghị định 30 được quy định thế nào? Có cần công chứng giấy ủy quyền không?

>>> Các quy định pháp luật về nghỉ dưỡng sau ốm đau mới nhất

Tham gia bình luận:

Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử